Bộ trưởng nào làm được gì cho dân, lá phiếu sẽ nói rõ


Thứ 2, 17/11/2014 | 23:39


Cùng sự kiện

(ĐSPL) - Trả lời PV báo Đời sống và Pháp luật bên ngoài hành lang Quốc hội, đại biểu Bùi Thị An cho rằng: "Việc lấy phiếu tín nhiệm đã là hình thức giám sát rất tốt của Quốc hội đối với các bộ trưởng, trưởng ngành".

(ĐSPL) - Trả lời PV báo Đời sống và Pháp luật bên ngoài hành lang Quốc hội, đại biểu Bùi Thị An cho rằng: "Việc lấy phiếu tín nhiệm đã là hình thức giám sát rất tốt của Quốc hội đối với các bộ trưởng, trưởng ngành". 

"Cá nhân tôi cũng như tất cả các ĐBQH khi bỏ phiếu, đều xuất phát từ lợi ích của cử tri, của nhân dân để có sự đánh giá chính xác, khách quan nhất. Bộ trưởng nào làm được gì cho dân, giúp gì cho sự phát triển đất nước, lá phiếu sẽ nói rõ tất cả", bà An nhận xét.
Quan sát trong thực tiễn thì có thể thấy, những người được lấy phiếu tín nhiệm, đặc biệt là ở các cơ quan hành pháp, thì thấy rằng, tất cả đều đã rất nỗ lực. Tuy là ở mức độ khác nhau, nhưng các bộ trưởng, các “tư lệnh” ngành đều đã có nỗ lực rất lớn để khắc phục những khiếm khuyết của mình thể hiện ít nhất là qua lá phiếu của Quốc hội bỏ lần trước.
(bgay)Bộ trưởng nào làm được gì cho dân, giúp gì cho sự phát triể

ĐBQH Bùi Thị An (đoàn Hà Nội).

Bản thân tôi nhận thấy, một số vị trí lần trước mà có phiếu tín nhiệm thấp thì họ đã cố gắng hết sức để khắc phục trong lĩnh vực của mình, và đã tạo ra sự chuyển biến rõ rệt, đó là một cái tốt. Như vậy, rõ ràng mục tiêu đã đạt được rồi. Các đại biểu chúng tôi giám sát, đã nhận thấy điều đó, nhiều lãnh đạo bộ ngành đã cố gắng lên rồi. Chúng tôi chỉ mong thế thôi.

Nói về lĩnh vực y tế thì phải nói thế này, vừa qua có nhiều vấn đề của ngành này nó bung ra. Có mấy lý do, một là thực tế nó tồn tại như thế, hai là có những vấn đề tồn tại từ lâu giờ mới bung ra. Cái này cũng chẳng phải là lỗi riêng của bộ trưởng đương nhiệm, bởi vì cái việc quản lý công việc của ngành nó là chuỗi thời gian, nó kế tục nhau, cho nên đánh giá phải rất công bằng. Tôi cũng biết, trước những vụ việc ấy thì Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã lao vào việc để xử lý. Đương nhiên là bây giờ việc xử lý nó không thể hết ngay được, nên cũng phải có sự chia sẻ để cho Bộ trưởng Bộ Y tế có thời gian có thể xử lý đến tận cùng".

Lấy phiếu tín nhiệm để có trách nhiệm hơn trước tâm tư nguyện vọng của dân

ĐBQH Nguyễn Vĩnh Hà- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: "Việc lấy phiếu tín nhiệm như một sự nhắc nhở, để cho những người được lấy phiếu tín nhiệm cảm thấy trọng trách của mình cao hơn, có trách nhiệm hơn trước tâm tư nguyện vọng của dân.

Tin tức - Bộ trưởng nào làm được gì cho dân, lá phiếu sẽ nói rõ (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Vĩnh Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Có thể nhận thấy, sau đợt lấy phiếu tín nhiệm lần một vào tháng 6/2013, bộ máy hành chính đã có sự chuyển biến rõ rệt. Các “tư lệnh” ngành đã quyết liệt hơn, công việc của các ngành như giao thông, ngân hàng,... có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tốt. Trước kỳ lấy phiếu tín nhiệm đầu tiên, trong nhiều kỳ họp của Quốc hội, các dại biểu đánh giá một số ngành rất yếu, có nhiều vấn đề tồn tại, nhức nhối. Nhưng sau khi lấy phiếu tín nhiệm thì các “tư lệnh” ngành đó đã thể hiện trách nhiệm của mình rất lớn và tạo ra sự thay đổi rõ rệt. Cũng nhìn nhận việc lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động cần thiết, nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội đối với các vị trí cán bộ chủ chốt".

Muốn chuyển biến cần có thời gian

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Bùi Văn Xuyền nêu quan điểm: "Các Đại biểu cũng mong muốn và kỳ vọng sau mỗi lần lấy phiếu tín nhiệm sẽ tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các bộ trưởng, các trưởng ngành. Tuy nhiên, để các ngành có sự chuyển biến rõ rệt hơn thì phải có thời gian. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi khắc phục ngay những tồn tại, yếu kém vốn tồn tại từ rất lâu của các ngành như y tế, giáo dục chỉ trong 1, 2 năm. Điều đó rất khó, chúng ta không thể cầu toàn như thế được.

Tin tức - Bộ trưởng nào làm được gì cho dân, lá phiếu sẽ nói rõ (Hình 3).
Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình Bùi Văn Xuyền.

Có những ngành liên quan trực tiếp tới người dân, như ngành y tế chẳng hạn, thì đương nhiên sẽ bộ trưởng sẽ chịu nhiều áp lực hơn. Nhưng có những ngành lâu nay nó chẳng động chạm gì cả, ví dụ như ngành khoa học công nghệ chẳng hạn, nó chẳng động chạm gì cả, nên khi xem xét, mình phải đặt nó trong một mối quan hệ như thế để đánh giá khách quan hơn về trách nhiệm của các bộ trưởng".

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-nao-lam-duoc-gi-cho-dan-la-phieu-se-noi-ro-a69548.html