+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hiệu trưởng không phải "ông quan" trong cơ sở giáo dục

    (ĐS&PL) - Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nói: “Hiệu trưởng không phải ông quan trong cơ sở giáo dục mà là người dẫn dắt, tập hợp, hỗ trợ nên cần phải bắt nhịp các mục tiêu đổi mới".

    Tại buổi gặp gỡ các giáo viên toàn ngành vào ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh đến vai trò của hiệu trưởng. “Hiệu trưởng là người chỉ huy, chủ đạo trong việc đổi mới ở cơ sở mình. Nếu hiệu trưởng không đổi mới khó hy vọng ngôi trường đó đổi mới. Nhiều người hăng hái, nhiệt huyết nhưng cũng có một phần không nhỏ không tham gia tập huấn, đọc chương trình... ảnh hưởng không nhỏ tới việc đổi mới”, ông Sơn phân tích.

    Cũng theo Bộ trưởng Giáo dục: “Hiệu trưởng không phải ông quan trong cơ sở giáo dục mà là người dẫn dắt, tập hợp, hỗ trợ nên cần phải bắt nhịp các mục tiêu đổi mới. Hiệu trưởng là người dẫn dắt đổi mới”.

    bo truong nguyen kim son hieu truong khong phai ong quan trong co so giao duc
    Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Hiệu trưởng không phải ông quan trong cơ sở giáo dục.

    Ông Nguyễn Kim Sơn khẳng định, triết lý của chương trình đổi mới là tính nhân văn, chủ động. “Nếu những yếu tố này không được nhân lên và phát huy, đổi mới chỉ dừng ở cổng trường mà thôi”.

    Bộ trưởng Giáo dục thừa nhận nhiều điều mới trong ngành Giáo dục chưa chia sẻ được cho xã hội hiểu. Cụ thể, ngành Giáo dục chưa làm được cho phụ huynh, xã hội hiểu cái khó, cái mới đang làm.

    “Với cái xấu trong nội bộ, chúng ta phải lên tiếng để chống; với những cái tốt, tích cực trong ngành chúng ta phải nói rõ. 1,6 triệu người nói chắc sẽ có hiệu quả hơn là riêng Bộ trưởng nói”.

    Ông Sơn cũng nhấn mạnh, khi phát ngôn trên mạng xã hội: “Chúng ta đừng quên, ngoài tư cách một công dân, chúng ta còn cả tư cách của một nhà giáo. Chúng ta phát ngôn cần phù hợp tư cách một nhà giáo bình luận các câu chuyện về chính trị, xã hội và chính câu chuyện của chúng ta trên mạng xã hội”.

    Theo ông Sơn, trước khi dẫn dắt, định hướng học sinh tiếp xúc với mạng xã hội, thầy cô phải làm gương trên rất nhiều phương diện, trong đó, có chuyện ứng xử với thông tin trên mạng xã hội.

    Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gửi thông điệp đến các thầy cô giáo. Thứ nhất, đội ngũ những người làm Giáo dục cần kiên định ở con đường và mục tiêu đổi mới và các định hướng mang tính chiến lược của ngành.

    Thứ hai, cần kiên trì, thuyết phục và vận động phụ huynh cũng như xã hội để cùng chia sẻ và đồng hành cùng chúng ta.

    Thứ ba, cần kiên quyết chống các biểu hiện lạc hậu, bảo thủ, tiêu cực, theo đuổi mục tiêu chất lượng với mục tiêu phát triển con người, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thi đua dạy học tốt dẫu khó khăn đến đâu.

    Ông Sơn cho hay để muốn thay đổi thế giới, điều đương nhiên và trước tiên là cần phải làm cho các thầy cô giáo hạnh phúc.

    “Nhưng hạnh phúc trước hết là từ ta, do chúng ta. Chúng ta cần bước ngay vào hành trình cùng làm cho nhau trở thành những người hạnh phúc ở nơi trường học với các học trò thân yêu”.

    Cũng tại sự kiện, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay Bộ cũng đã có những văn bản chỉ đạo, thống nhất số lượng, danh mục các cuộc thi do ngành Giáo dục tổ chức trong năm học.

    nvm5828
    Sáng 15/8, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp gỡ giáo viên trên cả nước để chia sẻ, động viên các nhà giáo.

    “Các cuộc thi do các đơn vị, tổ chức, bộ, ngành, đoàn thể khác cũng rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi cũng mong lãnh đạo các địa phương cũng như lãnh đạo các cơ sở giáo dục cân nhắc quyết định việc có tham gia hay không.

    Với danh mục cuộc thi do Bộ GD&ĐT ban hành thống nhất cả nước, các cơ sở giáo dục cần phải tham gia. Song, với rất nhiều các cuộc thi khác, tôi đề nghị nếu không phải là bắt buộc, các trường có quyền lựa chọn. Các địa phương cũng cần có ý kiến sao cho không chồng chéo các cuộc thi, gây khổ sở cho các giáo viên và học sinh”, ông Sơn nói.

    Cũng theo ông Sơn, riêng danh mục các cuộc thi do Bộ GD-ĐT quy đinh, việc có giảm nữa hay không và giảm thế nào, Bộ cần cân nhắc, tránh chuyển từ thái cực này sang một thái cực khác. 

    “Để bỏ các cuộc thi, chúng ta đều phải có những phân tích xem rằng nó có hữu ích hay không. Như vậy, cuộc thi nào ít hiệu quả, ít ý nghĩa thì xu hướng sẽ kiên quyết tinh gọn, giảm bớt”. 

    NHẬT DUY

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-nguyen-kim-son-hieu-truong-khong-phai-ong-quan-trong-co-so-giao-duc-a586788.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan