+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng VH,TT&DL kêu khó khắc phục xuống cấp đạo đức, văn hóa vì thiếu kinh tế

    • DSPL
    ĐS&PL Ngày 30/10-1/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

    Ngày 30/10-1/11, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Tại phiên chất vấn này, các ĐBQH sẽ đặt câu hỏi để làm rõ trách nhiệm và việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ.

    Trước khi bắt đầu chất vấn, Quốc hội sẽ nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

    Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

    Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

    Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.

    Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan. Tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 6 này, Quốc hội không lựa chọn danh sách "cứng" các Bộ trưởng trả lời chất vấn mà tùy vào diễn biến phiên chất vấn và các vấn đề ĐBQH quan tâm, bất cứ Bộ trưởng nào cũng có thể là người được mời trả lời chất vấn của ĐBQH.

    Quốc hội tiến hành phiên chất vấn trong 3 ngày từ 30/10 - 1/11.

    11h30: Quốc hội nghỉ. Một số câu hỏi chất vấn sẽ được trả lời vào chiều nay.

    11h23: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo thêm, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Từ trước đến nay, cứ nói đến đạo đức xã hội là giao cho ngành văn hóa, xã hội. Nhưng gốc bây giờ vẫn xử lý vấn đề đó thì việc khắc phục sự xuống cấp về đạo đức xã hội càng khó.

    Chính sự xuống cấp của đạo đức xã hội đòi hỏi các ngành phải vào cuộc, chứ không chỉ riêng ngành văn hóa.

    Trong việc phân bổ ngân sách, kể các địa phương dành cho ngành văn hóa rất ít.

    11h19: ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) tranh luận với Bộ trưởng VH,TT&DL:

    Bộ trưởng bộ VH,TT&DL cho rằng, muốn phát triển văn hóa và thay đổi đạo đức xã hội cần kinh tế. “Phú quý sinh lễ nghĩa” nhưng tiền không thể mua được văn hóa, không thể mua được đạo đức xã hội. Trước đây chúng ta còn nghèo, chúng ta rất khó khăn nhưng đạo đức xã hội được suy trì và văn hóa rất tốt. Bây giờ chúng ta thoát nghèo, nhưng nền tảng đạo đức xã hội đang xuống cấp một cách trầm trọng. Vậy đâu là nguyên do?

    Nguyên do đầu tiên, muốn có đạo đức, nhân cách thì hình thành từ gia đình. Bố mẹ là tấm gương cho các con.

    Thứ hai, đạo tạo thầy cô chính là tấm gương cho học trò. Tiên học lễ, hậu học văn, chúng ta học quá nhiều văn mà không quan tâm đến lễ, chúng ta học quá nhiều chữ, trước khi dạy các em, các cháu thành người. Đây chính là lý do sự xuống cấp đạo đức xã hội.

    Kinh tế là gốc hay văn hóa tinh thần là gốc? Câu hỏi này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời bằng văn bản.

    11h11: Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn về chính sách thuế

    Qua đại hội Đảng lần thứ 12, Quốc hội đã thông qua nghị quyết 25 về kế hoạch ngân sách tài chính 5 năm, trong điều kiện giảm thu ngân sách Trung ương, nên việc điều chỉnh lại các chính sách thuế là vô cùng hợp lý.

    Trong các giải pháp thực hiện có giải pháp điều chỉnh bổ sung 8 điều luật Thuế…

    Trong thời gian qua bám sát các chương trình hành động của Chính phủ về triển khai nghị quyết 07, tôi đang quyết liệt triển khai tổng kết các kinh nghiệm quốc tế, theo tinh thần chung đã điều chỉnh chính sách thuế, đảm bảo mở rộng cơ sở thu, bám sát khuyến nghị của IMS. Bên cạnh đó, thời gian qua có lồng ghép chính sách an sinh xã hội, ưu đãi về thuế về thu hút đầu tư rõ ràng đang có chính sách thu hút rất dàn trải…Chúng tôi sẽ tổng kết đánh giá báo cáo với Quốc hội, đồng thời mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế…

    11h14: ĐBQH Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An)

    Hỏi Bộ trưởng Công Thương: Lưu vực sông Cả có 20 nhà máy thủy điện, 1km có 3 nhà máy thủy điện, 8 nhà máy đã hoạt động, 6 dự án đang xây dựng và 6 đang quy hoạch.

    187 bản có nhà máy thủy điện quy hoạch mà không có điện để dùng?

    Xả lũ gây thiệt hại cho dân, bao giờ đền cho dân?

    10h55: ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông):

    Hỏi Bộ trưởng TN&MT vấn đề giải quyết làng nghề ô nhiễm?

    ĐBQH Đinh Thị Kiều Trinh (Nghệ An)

    Hỏi Bộ trưởng VH,TT&DL về Khắc phục xuống cấp đạo đức và gia đình?

    Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Câu hỏi rất quan trọng, rất khó, để thực hiện cần thời gian lâu dài. Hiện, sự xuống cấp đạo đức xã hội vẫn diễn ra rất phức tạp. Thời gian qua, Bộ đã ban hành nhiều văn bản để khắc phục tình trạng này.

    10h33: ĐBQH Đặng Thị Phương Thảo (Nam Định)

    Vừa qua có một số vụ việc mẹ ném con khiến dư luận đau lòng. Xin hỏi Bộ trưởng Y tế nhìn nhận về tư vấn cho người bệnh và người mang thai? Thời gian tới có cần một đề án tư vấn cho các đối tượng này? Nếu cần thì phối hợp với các bộ khác như thế nào?

    ĐBQH Cao Đình Thưởng (Phú Thọ):

    Bộ Công Thương lý giải về tình trạng bất thường về thuế nhập khẩu xe ô tô?

    Bổ nhiệm chức danh hàm ở cơ quan Trung ương từ khóa trước đến nay đã giải quyết đến đâu?

    10h21: ĐBQH Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng)

    Tranh luận: Báo cáo tổng hợp kiến nghị của cử tri có nói 100% kiến nghị được giải quyết nhưng cử tri Đà Nẵng vẫn còn những kiến nghị chưa được giải quyết. Vậy lỗi do tổng hợp hay do đâu?

    ĐBQH Trần Văn Mão tranh luận:

    Tranh luận lại trả lời của Tổng TTCP vì chưa thấy thỏa mãn câu trả lời. ĐBQH hỏi, bên cạnh tham nhũng vặt, lợi ích nhóm, sân sau, công ty gia đình ngày càng phát triển, làm sao để khắc phục?

    Giải pháp nhà ở cho công nhân lao động

    ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội):

    Giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, Chính phủ có chính sách và giải pháp mới gì?

    Dự án đại học quốc gia Hòa Lạc đến nay kết quả hạn chế? Giải pháp là gì?

    Bộ trưởng Xây dựng Phạm Hồng Hà trả lời:

    Chính phủ đã ban hành các chỉ thị để thúc đẩy phát triển vấn đề nhà ở cho công nhân. Nếu các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt các yêu cầu từ chỉ thị này thì sẽ có chuyển biến tốt.

    Cần bố trí đủ vốn ngân sách Nhà nước để hỗ trợ người mua nhà vay để mua nhà ở.

    Giải pháp đột phá giải quyết kiến nghị của cử tri, khiếu nại tố cáo

    ĐBQH Trần Văn Mão (Nghệ An):

    Hỏi Tổng Thanh tra Chính phủ: Tình trạng tham nhũng khắc phục thế nào? Các giải pháp đột phá trong thời gian tới giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân?

    Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời:

    Phòng chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm. Thời gian tới vẫn đẩy mạnh công tác này.

    Thời gian qua, chúng ta đã làm được nhiều việc. Thời gian tới, ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng và Chính phủ vẫn đẩy mạnh công tác này.

    Về giải pháp, tiếp tục tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tham nhũng. Cần nhanh chóng sửa đổi bổ sung, thông qua luật PCTN vào kỳ họp này, khắc phục hạn chế, đặc biệt là kê khai tải sản, xử lý tài sản không giải trình được... để làm sao hạn chế thấp nhất tình hình tham nhũng.

    Giải pháp đột phá trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo: TTCP đã tham mưu, đề xuất, ví dụ tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thanh tra, kiểm tra để góp ý những thiếu sót trong giải quyết khiếu nại tố cáo... Giải pháp đột phá là phải làm sao tiếp và giải quyết dứt điểm các vụ việc, khiếu nại của người dân từ cơ sở.

    Ô nhiễm môi trường dai dẳng nhiều năm chưa khắc phục được

    ĐBQH Trần Tất Thế (Hà Nam):

    Hỏi Bộ trưởng TN&MT về ô nhiễm môi trường sông Nhuệ và sông Đáy từ kỳ họp thứ 3 đã chất vấn. Bộ trưởng cho biết sẽ xử lý thế nào? Có khắc phục được không? Bao giờ thì khắc phục? Bộ trưởng từng trả lời sau 5 năm sẽ khắc phục nhưng đến nay chưa khắc phục được?

    Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà trả lời:

    Thời gian sau 5 năm mà tôi nói là có những điều kiện kèm theo. Về quan điểm xử lý môi trường các dòng sông, phải xử lý tại nguồn, người gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm. Các dòng sông này bị ô nhiễm liên quan đến nhiều tỉnh, trách nhiệm của các địa phương. Hà Nội đã có đề án tổng thể về xử lý các dòng sông như ĐB nêu nhưng cơ chế phối hợp chưa được tốt, chưa bố trí được nguồn lực, công nghệ cũng chưa tốt.

    Các địa phương cần xử lý, bố trí nguồn thải. Thời gian tới, cần gắn với trách nhiệm cụ thể của các địa phương và gắn với xã hội hóa.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, Bộ trưởng về rà soát lại trách nhiệm cụ thể của Bộ đến đâu, của địa phương đến đâu.

    10h04: Đã có 121 ĐBQH đăng ký chất vấn?

    Thu - Bích- Hường

    Theo Người Đưa Tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-vhttdl-keu-kho-khac-phuc-xuong-cap-dao-duc-van-hoa-vi-thieu-kinh-te-a249426.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan