+Aa-
    Zalo

    Bộ trưởng Y tế: Phải chia lửa và hạ hỏa dịch sởi

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - "Bệnh sởi lây dễ dàng qua đường hô hấp, nếu cứ đổ dồn về Bệnh viện Nhi Trung ương thì sẽ quá tải, càng dễ lây lan” - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyến cáo.
    (ĐSPL) - "Bệnh sởi lây dễ dàng qua đường hô hấp, nếu cứ đổ dồn về Bệnh viện Nhi Trung ương thì sẽ quá tải, càng dễ lây lan” - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khuyến cáo.
    Ngày 16/4, sau khi thị sát thực tế tình hình bệnh sởi tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có cuộc trao đổi ngắn với các cơ quan báo chí, thông tấn về tình hình bệnh sởi.
    Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: “Chia lửa và hạ hỏa dịch sởi”
    Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trong "vòng vây" của phóng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 16/4.
    - Theo báo cáo mới đây của Cục Y tế dự phòng, cho đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 108 ca tử vong do sởi. Trong đó Bệnh viện Nhi Trung ương có 103 ca tử vong do sởi và các bệnh biến chứng sau sởi. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về con số này?
    - Trong số 108 ca thì 25 ca là hoàn tử vong do bệnh sởi. Còn những trường hợp khác liên quan đến suy hô hấp, viêm phổi, bệnh chuyển hóa liên quan đến sởi. Tất cả bệnh nhân nặng của gần như cả miền Bắc đổ vào Bệnh viện Nhi. Trong TP. HCM cũng mắc sởi nhưng chưa xảy ra trưởng hợp tử vong.
    - Nhìn vào con số tử vong, chúng ta có thể thấy bệnh sởi năm nay không bình thường như mọi năm ?
    - Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản... số ca mắc sởi cũng đang có chu kỳ tăng cao.
    So với năm 2009 - 2010 tổng số người mắc bệnh sởi không cao nhưng con sổ tử vong đã lớn hơn. Trong đó chủ yếu là những bệnh nhân bị biến chứng nặng ở Bệnh viện Nhi. Tình trạng bệnh nhân vượt tuyến kéo ùn ùn đến Bệnh viện Nhi dẫn đế quá tải bệnh viện và dễ bị dẫn đến tình trạng nhiễm chéo. Thực tế, những buồng bệnh trong khuôn viên của bệnh viện, vì thế vẫn có nguy cơ lây qua đường hô hấp.
    Tôi đề nghị kể cả phòng bệnh nhân nặng và phòng bệnh nhân nhẹ phải mở hết của ra. Nếu đóng kín cửa sẽ lây lan rất nhanh.
    Vấn đề quan trọng nhất để giảm số tử vong là phải giảm số ca mắc bệnh. Do vậy, phải có giải pháp phân tán bệnh nhân ra. Bệnh sởi lây dễ dàng qua đường hô hấp, nếu cứ đổ dồn về Bệnh viện Nhi Trung ương thì sẽ quá tải, càng dễ lây lan.
    Bộ trưởng Y tế: “Chia lửa và hạ hỏa dịch sởi”
    Trước Bộ trưởng Y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chuyến thị sát bệnh sởi tại Bệnh viên Nhi Trung ương.
    Vì thế, Bộ Y tế đã mời cả lãnh đạo các bệnh viện như Bạch Mai, Nhiệt đới Trung ương, Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đống Đa...đến để cùng “chia lửa” với Bệnh viện Nhi Trung ương, nhằm "hạ hỏa" bệnh sởi.
    - Bộ Y tế đưa ra nhận định virus sởi không có sự biến đổi về gen gây bệnh, và cho đến nay vẫn chưa chính thức công bố dịch ?
    - Cho đến hiện nay vẫn chưa phát hiện gì mới, miền Bắc vẫn là chủng cũ, miền Nam vẫn là chủng cũ. Còn độc lực có thay đổi không thì chúng ta vẫn đang nghiên cứu.
    - Để giảm thiếu tối đa các trường hợp tử vong do sởi, giải pháp hiện nay các bệnh viện phải làm là gì?
    - Trước mắt phải tìm giải pháp giảm quá tải cho Bệnh viện Nhi Trung ương, tức là giảm thiểu nguy cơ lây chéo, giảm số ca mắc sởi. Cần phải tuyên truyền người dân không nên tập trung vào Bệnh viện Nhi Trung ương.
    - Nhiều ý kiến cho rằng vắc xin và diện bao phủ của tiêm chủng gây băn khoăn khi có 4,4\% trẻ tử vong đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin. Bộ trưởng có ý kiến như thế nào về vấn đề này?
    - Vắc xin sởi là vắc xin cực tốt. Dây chuyền này mình tự sản xuất và đang có ý định xuất khẩu. Nếu tiêm đúng lịch và tiêm đủ 2 mũi thì hiệu lực bảo vệ là 95\%, như vậy có khoảng 5\% trẻ đã tiêm phòng đầy đủ vẫn có thể mắc sởi.
    Tại Việt Nam, tỷ lệ tiêm sởi mũi 1 đạt 97\% và mũi 2 thấp hơn, đạt 87\%. Đây là tỷ lệ trong giai đoạn này, còn giai đoạn trước đó thì nhiều người do lo ngại vấn đề tiêm chủng nên tỷ lệ có thấp hơn.
    Tuy nhiên, với trẻ dưới 9 tháng tuổi có nên tiêm phòng sởi hay không thì Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo là phải theo phác đồ tiêm trên 9 tháng tuổi. Nếu tiêm vắc xin cho trẻ dưới 9 tháng tuổi sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều tai biến.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-truong-y-te-phai-chia-lua-va-ha-hoa-dich-soi-a29532.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan