+Aa-
    Zalo

    Bộ Xây dựng nêu hàng loạt vướng mắc trong quá trình phát triển nhà ở xã hội

    ĐS&PL Đưa ra lý gỉải về thực trạng trên, bộ Xây dựng đề cập tới việc chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài đến 1 đến 2 năm.

    Bộ Xây dựng vừa có Báo cáo phục vụ Hội nghị thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững. Trong đó, đánh giá về tình hình chung của thị trường, cơ quan quản lý nhận định trong năm 2022, nguồn cung nhà ở khan hiếm, cơ cấu sản phẩm nhà ở nghiêng về phần khúc nhà ở trung - cao cấp, nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp thiếu, cơ cấu sản phẩm nhà ở bình dân giảm dần từ 20% (năm 2019) xuống dưới 5%, số lượng dự án triển khai rất hạn chế.

    Đưa ra lý gỉải về thực trạng trên, bộ Xây dựng đề cập tới việc chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính, kéo dài đến 1 đến 2 năm.

    Bên cạnh đó, theo quy định, các dự án nhà ở thương mại tại các đô thị từ loại III trở lên phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, dẫn đến, hầu hết các địa phương không bố trí các quỹ đất để phát triển dự án nhà ở xã hội độc lập.

    “Quy định này còn đến việc bố trí quỹ đất không phù hợp với Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch đô thị...dẫn đến quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội thiếu nhiều so với nhu cầu và không tạo sự chủ động cho địa phương”, bộ Xây dựng nêu.

    Ngoài ra, việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội còn chồng chéo, chưa thống nhất với quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, đất đai dẫn đến việc lựa chọn chủ đầu tư dự án còn phức tạp, mất nhiều dài thời gian thực hiện thủ tục và làm chậm tiến độ triển khai dự án.

    du an nha o xa hoi 1108152937
    Ảnh minh họa.

    Đối với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho công nhân, người lao động, có nguồn lực tài chính, đã thực hiện đầu tư trực tiếp vào một số dự án nhà ở thuộc khu thiết chế của công đoàn tại một số địa phương, có mong muốn tham gia làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho công nhân.

    Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định cho phép tổ chức này được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ cho công nhân khu công nghiệp.

    Liên quan đến quyền và ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, bộ Xây dựng cho biết các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở để cho thuê và chủ đầu tư chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng, trong khi trên thực tế có nhiều dự án không cho thuê được phần diện tích này dẫn đến tình trạng các căn hộ để cho thuê này để không, lãng phí.

    Trong khi đó, các ưu đãi cho chủ đầu tư như miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế, được dành 20% tổng diện tích đất ở (hoặc diện tích sàn xây dựng) để kinh doanh nhà ở thương mại (hoặc sàn kinh doanh thương mại), được vay vốn với lãi suất ưu đãi... là không thực chất vì chủ đầu tư không được hưởng mà là người dân được hưởng do theo quy định không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng nhấn mạnh điều này dẫn đến chưa thu hút, khuyến khích được chủ đầu tư.

    Đối với giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội, mức giá hiện tại chưa tính đến các chi phí hợp lệ, hợp lý như chi phí tổ chức bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận định mức không vượt quá 10% nên không thu hút được doanh nghiệp.

    “Việc không quy định thời điểm xác định giá trước khi thực hiện bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách và việc xác định giá phải được UBND cấp tỉnh thẩm định cũng gây kéo dài thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp, làm tăng chi phí...”, bộ Xây dựng khẳng định.

    Hiếu Nguyễn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-xay-dung-neu-hang-loat-vuong-mac-trong-qua-trinh-phat-trien-nha-o-xa-hoi-a565998.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Thủ tướng: Dành nguồn lực xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động

    Thủ tướng: Dành nguồn lực xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người lao động

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, dành nguồn lực phù hợp để giải quyết các vấn đề căn bản nhằm cải thiện đời sống của anh chị em công nhân, người lao động. Trong đó, tập trung triển khai quyết liệt Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, đồng thời, khẩn trương có giải pháp cụ thể, thiết thực phát triển nhà ở cho công nhân.

    Kiến nghị chủ đầu tư dự án bất động sản thương mại đóng góp tài chính để phát triển nhà ở xã hội

    Kiến nghị chủ đầu tư dự án bất động sản thương mại đóng góp tài chính để phát triển nhà ở xã hội

    Để làm rõ hơn về đề xuất này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nêu ví dụ dự án nhà ở thương mại A được Uỷ ban nhân dân tỉnh B phê duyệt tiền sử dụng đất là 100 tỷ đồng thì chủ đầu tư dự án A nộp thêm nghĩa vụ phát triển nhà ở xã hội bằng 15-20% tiền sử dụng đất là 15-20 tỷ đồng.