+Aa-
    Zalo

    Bộ Y tế khuyến cáo không tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL)- Ngày 14/8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, do đang bước vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết​ nên khi bị sốt kéo dài, người dân cần đến ngay cơ sở y tế.

    (ĐSPL)- Ngày 14/8, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo, do đang bước vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết​ nên khi bị sốt kéo dài, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám.

    Báo động bệnh sốt xuất huyết tăng vọt trên cả nước

    Theo Vnexpress, riêng tháng 7, Hà Nội ghi nhận 357 ca mắc sốt xuất huyết - chiếm hơn một nửa tổng số ca mắc từ đầu năm đến nay của thành phố. TP HCM ghi nhận mùa dịch năm nay đến sớm hơn 2 tháng so với thường lệ.

    Chỉ tính riêng tháng 7 Hà Nội ghi nhận 357 ca mắc sốt xuất huyết.

    Tiến sĩ Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự Phòng Hà Nội cho biết, trong 7 tháng đầu năm thành phố có gần 700 ca mắc sốt xuất huyết; rải rác tại 29 quận, huyện. Mùa dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm.

    Hiện thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho muỗi phát triển, vì vậy số ca bệnh có chiều hướng gia tăng. Tháng 6 có 168 ca thì tháng 7 tăng vọt lên 357 bệnh nhân; trong khi tháng 3, 4 chỉ có 15 trường hợp; tháng 2 chỉ có 1 ca. Bệnh chủ yếu ở người lớn, trẻ dưới 15 tuổi chỉ chiếm 13\%.

    Theo tiến sĩ Cảm, so với cùng kỳ năm có dịch (năm 2009) ở Hà Nội thì số ca bệnh chỉ bằng 38\% nhưng tăng so với năm ngoái nên đáng báo động. Bệnh tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông và huyện ven nội đang đô thị hóa nhanh như Thanh Trì.

     “Bệnh dịch hiện tản phát, chưa xuất hiện ổ dịch tập trung. Tuy nhiên, dự báo năm nay có thể gia tăng số mắc sốt xuất huyết vì là chu kỳ dịch, tức sau 4-5 năm tính từ năm 2009”, tiến sĩ Cảm nói.

    Bộ y tế khuyến cáo

    Thông tin từ TTXVN, năm 2014 là năm ghi nhận số mắc sốt xuất huyết thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Số mắc sốt xuất huyết cả nước từ đầu năm 2015 đến nay giảm gần 34\%, tử vong giảm gần 51\% so với trung bình cùng kỳ giai đoạn 2010-2014.

    Tuy nhiên, bệnh hiện gia tăng cục bộ tại một số địa phương đang trong mùa mưa thuộc khu vực miền Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Sóc Trăng...

    Để chủ động phòng chống dịch bệnh, ngay từ đầu năm 2015, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết như: xây dựng kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết và hướng dẫn các địa phương triển khai kế hoạch; tổ chức Hội nghị tăng cường phòng chống sốt xuất huyết năm 2015 tại thành phố Hồ Chí Minh.

    Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh nên người dân cần chủ động phòng tránh.

    Bộ Y tế cũng đã đề nghị các tỉnh, thành phố chỉ đạo các địa phương chủ động phòng chống dịch bệnh từ trước mùa dịch. Bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đặc biệt tại các điểm nóng để có chỉ đạo kịp thời; tổ chức đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống sốt xuất huyết tại các tỉnh có số mắc tăng cao (như Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh); tăng cường các hoạt động tuyên truyền và tổ chức các sự kiện để vận động chính quyền địa phương cũng như cộng đồng tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết.

    Đặc biệt, để tăng cường vai trò của các cấp chính quyền và nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, Bộ Y tế đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết cấp quốc gia tại Thành phố Chí Minh và chỉ đạo tất cả các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động thiết thực.

    Người dân phải đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn.

    Hàng tuần, người dân cần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

    Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Đến nay, sốt xuất huyết chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu vì vậy việc tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng.

    Miền Bắc đang diễn biến thời tiết thất thường, nắng nóng mưa nhiều, di biến động dân cư lớn, nhiều công trường xây dựng, thiếu nước sạch tạo thói quen cho người dân tích trữ nước, vệ sinh môi trường kém, nhiều phế liệu phế thải đọng nước... là những yếu tố thuận lợi để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch như tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh, tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại hộ gia đình; phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành diện rộng.

    Đức An (Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud] ZfuzRTfHYX[/mecloud]

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bo-y-te-khuyen-cao-khong-tu-y-dieu-tri-sot-xuat-huyet-tai-nha-a106259.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.