+Aa-
    Zalo

    Bữa trưa của các học sinh tỉnh lẻ Nhật Bản khiến cả cõi mạng trầm trồ, nhiều người nhìn vào chỉ biết ước

    (ĐS&PL) - Nhiều học sinh xúc động sau khi được thưởng thức bữa trưa thượng hạng ngay tại trường học mà không mất đồng phí nào.

    Vua của các món ngon mùa đông ở Nhật Bản chắc chắn là cua. Từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm là mùa sinh sản của cua Matsuba, nhiều thực khách sành ăn nước ngoài sẽ đổ xô đến Nhật Bản vì món này.

    Tỉnh Niigata của Nhật Bản đứng thứ 6 toàn quốc về số lượng cua Matsuba đánh bắt được. Gần đây, chính quyền tỉnh Niigata đã hợp tác đặc biệt với trường trung học cơ sở Murakami để cho phép 70 học sinh trung học cơ sở thưởng thức bữa trưa bổ dưỡng trị giá 2.500 yên (hơn 400 ngàn đồng). Bữa trưa cao cấp với cua tươi sống này tất nhiên đã khiến cư dân mạng phải trầm trồ và ghen tỵ không ngớt.

    Theo truyền thông Nhật Bản, hầu hết cua Matsuba đánh bắt ở Murakami đều được xuất khẩu. Thế mà giờ đây, mỗi học sinh của trường cấp 2 Murakami đều được tặng một con cua Matsuba "nguyên con" cho bữa trưa.

    bua trua cua cac hoc sinh tinh le nhat ban khien ca coi mang tram tro nhieu nguoi nhin vao chi biet uoc2
    Học sinh được thưởng thức món cua Matsuba ngon thượng hạng. Ảnh: Yahoo Japan

    Vì người dân địa phương hiếm khi ăn cua Matsuba cao cấp nên hầu hết học sinh đều không quen với cách ăn cua. Ngày hôm đó các chuyên gia đã được cử đến tận trường để giải thích và hướng dẫn cho các em. Sau một hồi vật lộn với vỏ cua, cuối cùng họ cũng có thể ăn được món cua ngon đặc sản. Khi được phỏng vấn, nhiều học sinh lần đầu ăn cua thậm chí còn cho biết: "Em rất xúc động khi lần đầu tiên nhìn thấy một bữa trưa bổ dưỡng như vậy", "Em chưa bao giờ ăn cua và không ngờ hóa ra món cua lại ngon đến vậy"...

    Giám đốc chi nhánh cảng Iwafune thuộc Hiệp hội ngư dân Niigata - ông Hatada Hang cho biết ông rất vui khi thấy các học sinh háo hức thưởng thức bữa ăn đặc biệt miễn phí của mình. Vì nhiều trẻ em không biết rằng khu vực địa phương có nhiều cua Matsuba và cá tuyết nên Hiệp hội dự định sẽ tiếp tục cung cấp hải sản thơm ngon cho các trường học làm nguyên liệu bữa trưa bổ dưỡng trong tương lai, để nhiều người hơn có thể nếm thử hương vị các món ngon địa phương.

    Trước đó, một trường cấp 3 ở tỉnh Tottori, Nhật Bản đã cung cấp bữa trưa miễn phí gồm nguyên con cua tuyết khổng lồ cho toàn thể học sinh khối 12 nhân dịp các em sắp tốt nghiệp.

    Đây cũng được xem là đặc sản của địa phương, con cua lớn nhất được cung cấp có chiều dài lên đến 55 cm. Chủ tịch của hiệp hội, Takakura Itakura, đã đến hiện trường để dạy học sinh cách tách cua.

    Một nam sinh cho biết: "Cua đặc biệt béo và chân của chúng đặc biệt ngon". Thậm chí có những học sinh xin hẳn ba con để ăn vì quá ngon.

    Chủ tịch Itakura tuyên bố rằng cua tuyết là một trong ba loại cua nổi tiếng ở Nhật Bản. Thông qua những nỗ lực liên tục của ngư dân địa phương, cua tuyết hiện đang bắt được một lượng ổn định, vì vậy ông muốn các học sinh được nếm thử nó với "hy vọng chúng có thể nhớ hương vị quê hương".

    Trên thực tế, cua tuyết có giá rất đắt vì liên quan đến thời điểm bán và theo mùa. Tại Nhật Bản, việc mua con cua đầu tiên và tốt nhất, được đánh bắt vào ngày đầu tiên của mùa đánh bắt cua từ lâu đã trở thành một biểu tượng, đó là vào ngày 6/11 hàng năm. Mùa cua tuyết chỉ diễn ra trong 4 tháng tại Nhật Bản, từ tháng 11 năm nay đến đầu tháng 3 năm sau.

    Vào tháng 11/2019, một con cua tuyết có mức giá kỷ lục 46.000 USD (khoảng 1 tỷ đồng) đã được bán thành công. Con cua này nặng 1,2kg và có biệt danh là “ngôi sao năm cánh rực rỡ” vì hình dáng ấn tượng và đôi chân dày.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bua-trua-cua-cac-hoc-sinh-tinh-le-nhat-ban-khien-ca-coi-mang-tram-tro-nhieu-nguoi-nhin-vao-chi-biet-uoc-a598905.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan