+Aa-
    Zalo

    Bức ảnh phục chế tuyệt sắc giai nhân trường Dược Hà Nội 1955 gây bão, chuẩn nét đẹp con gái Hà thành xưa

    • DSPL
    ĐS&PL Từ khi mới sinh ra, Bạch Thược đã mang trong mình vẻ đẹp hiếm người có được. Bà được cha mẹ đặt theo tên một loài hoa mang câu chuyện hết sức đặc biệt.

    Từ khi mới sinh ra, Phạm Thị Bạch Thược đã mang trong mình vẻ đẹp hiếm người có được. Bà được cha mẹ đặt theo tên một loài hoa mang câu chuyện hết sức đặc biệt.

    Bà từng là hoa khôi trường đại học Y dược (nay là 2 trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Dược Hà Nội) năm 1955.

    Những tấm ảnh thời sinh viên của bà đã được giữ lại và lưu truyền đến tận bây giờ. Những khoảnh khắc trắng đen từ thời xưa đã được nhiếp ảnh gia Vien. H. Quang phục chế màu lại và qua bàn tay của anh, chúng ta có thể cảm nhận được rõ nét hơn về vẻ đẹp của một mỹ nhân đương thời.

    Hoa khôi trường Dược Hà Nội 1955. (Ảnh: Nguồn: Vien. H. Quang)

    Phạm Thị Bạch Thược sinh năm 1935 trong một gia đình tri thức tại Hà Nội, cha bà là nhà giáo Phạm Hữu Ninh, người sáng lập ra trường tư thục đầu tiên của người Việt mang tên Thăng Long mà nay là trường tiểu học Thăng Long.

    Từ khi mới sinh ra, Bạch Thược đã mang trong mình vẻ đẹp hiếm người có được. Bà được cha mẹ đặt theo tên một loài hoa mang câu chuyện hết sức đặc biệt. Từng có một truyền thuyết kể về loài hoa lạ mang tên Bạch Thược.

    Chuyện kể rằng, danh y Hoa Đà khi xưa được tặng một loại cây trồng trong nhà mà không biết rõ đó là cây thuốc quý. Mùa xuân đến, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt tỏa hương quyến rũ như hoa hồng. Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ, lá rồi cành cũng như vậy. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên vị danh y này không còn để ý đến nữa.

    Cho tới một đêm thu, khi Hoa Đà đang ngồi đọc sách bỗng nghe thấy bên cửa sổ tiếng một người con gái khóc thút thít. Sau nhiều lần tìm hiểu, ông mới biết đó chính là tiếng khóc oan ức của loài hoa quý bị bỏ quên, hoa Bạch Thược.

    Ngay từ nhỏ, mỹ nhân này đã được cha mẹ hết mực chiều chuộng. Cha bà không bắt con gái phải ép buộc sống theo những khuôn phép cũ. Bạch Thược từ nhỏ đã thích mặc quần áo con trai, chơi đánh bi, đánh đáo. Không giống như những thiếu nữ Hà thành bấy giờ, bà không hề biết đến thêu thùa hay nấu ăn.

    Mỹ nhân Bạch Thược nền nã, sắc sảo đặc trưng của con gái Hà thành. (Ảnh: Nguồn: Vien. H. Quang)

    Có mẹ là giai nhân đất Nam Định khi xưa, năm chị em gái bà đều được kế thừa những nét đẹp hiếm người có. Đặc biệt trong đó, vẻ đẹp thanh khiết của Bạch Thược nức tiếng gần xa, khiến biết bao chàng công tử phải si mê. Bà còn có năng khiếu văn nghệ nên những buổi tham gia diễn kịch tại trường càng khiến nhiều người biết đến mỹ nhân này.

    Năm 21 tuổi, bà trở thành sinh viên năm nhất đại học Y dược khoa và theo truyền thống gia đình, bà có một tinh thần yêu nước rất mãnh liệt. Bà từng nổi tiếng với bức ảnh nữ sinh cầm cờ diễu hành tại sân vận động Hàng Đẫy nhân dịp mừng ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954.

    Bà Bạch Thược tốt nghiệp đại học Dược năm 1959 và công tác tại trường cán bộ Y tế Trung ương trước khi được gửi đi tu nghiệp về Bào chế học tại Rumania. Sau đó, sự nghiệp của bà luôn dành cho nghiên cứu và bào chế thuốc men cho đến khi nghỉ hưu.

    Bà cũng có mối tình ly kỳ, được nhiều người biết đến với chàng bác sĩ quân y Vũ Sơn thời trẻ và bây giờ cũng là chồng của bà.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/buc-anh-phuc-che-tuyet-sac-giai-nhan-truong-duoc-ha-noi-1955-gay-bao-chuan-net-dep-con-gai-ha-thanh-xua-a340242.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan