+Aa-
    Zalo

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    • DSPL
    ĐS&PL Ông Huỳnh Uy Dũng ngoài vị thế của một doanh nhân dạng lớn thuyền lớn sóng còn có vẻ như một thần dân của thi ca.

    Ông Huỳnh Uy Dũng ngoài vị thế của một doanh nhân dạng lớn thuyền lớn sóng còn có vẻ như một thần dân của thi ca. Tại vị trí trang trọng nhất trong chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.

    Những điều học giả phân vân

    Ai đã từng đến thăm khu Đại Nam lạc cảnh thì dễ thấy từ toàn cảnh công trình này có cái gì mang hơi hướng của văn hóa … phương bắc.

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Hàng rào đạt kỷ lục quốc gia về độ dài này cũng mang hình hài của Vạn lý trường thành hoặc những công trình thời binh đao cung kiếm bên Trung Quốc.

    Trong nội khu, những “tên lính” cung kiếm, Mâu, giáp uy nghi đứng gác thì hơi giống đạo quân… Nguyên Mông trong dã sử, rất xa lạ với những quân sỹ Việt Nam các thời đại.

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Ngay chính điện và nhiều công trình phụ trợ, ít thấy bản sắc Việt Nam được khắc họa rõ nét trong tinh thần kiến trúc nơi đây.

    Tóm lại, công trình này để giải trí thì được, còn các ý nghĩa khác mang tính giáo dục, lịch sử hầu như ít được chú trọng trừ khu bàn thờ các dân tộc là một bảng ghi tên các dân tộc rộng chừng dăm mét vuông.

    Xây đền đài để xả stress ?

    Bốn bề trên vị trí các khung hình trang trí quanh chánh điện và nhiều nơi trong khu “Lạc cảnh” được trang trí bằng vài chục bài thơ của … chính ông chủ Huỳnh Uy Dũng.

    Ở đây không bàn đến chuyện thơ hay hay dở nhưng nên biết rằng, bà con lao động đến đây không phải để đọc thơ phú, nhất là loại thơ vô thưởng vô phạt này.

    Tại vị trí trang trọng nhất trước chánh điện của ông, có một bức trướng lớn, hình như không phải để phục vụ cộng đồng.

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Bức trướng được cẩn trên bệ đá hoành tráng, rộng chừng dăm mét ngang, có “tựa đề” là một câu cảm thán:

    THÌ RA VẬY!!!

    Sau đó là một đoạn văn hơi luộm thuộm về ngữ pháp, được thợ đục trình bày không đẹp, ghi:

    Lại một ước mơ ngu xuẩn của “anh” nữa chứ gì?

    Câu này không được biểu đạt kỹ để người đọc hiểu người ta hỏi ông Dũng hay ai hỏi ai, nhưng chữ “anh” thiết nghĩ không cần cho vào ngoặc kép.

    Tiếp đến là một nội dung:

    “ Khi những người khác nói với tôi rằng: Tôi không thể làm chuyện này chuyện nọ…Rằng tôi chỉ là một kẻ mơ mộng, điên rồ, ngông cuồng, kiêu kỳ và rồi tôi sẽ thất bại. Tôi thấy tôi bị tổn thương và tức giận, tôi đã dùng nguồn năng lượng tiêu cực của họ cộng với tình cảm tiêu cực của tôi đối với họ, để tạo ra sự bùng nổ cảm xúc, đủ lớn, đủ mạnh, để trợ giúp cho tôi thực hiện những giấc mơ gian khổ.

    Một lần nữa xin trả lời:

    Thành công là sự trả ơn ngọt ngào nhất!

    Thì ra vậy!.”

    Nhiều người cho rằng, nếu ai đó nghi ngờ ông Dũng “làm chuyện này chuyện nọ” gì đó, ở chỗ khác thì là việc riêng, việc tay đôi, không nhất thiết phải phân bua ở nơi đây.

    Nếu họ nghi ngờ ông Dũng làm được ngay cái công trình này thì nên nói thẳng ra thuyết phục hơn.
    Và nếu trước ngày đặt viên gạch đầu tiên, có ai đó nghi ngờ năng lực của một cá nhân làm một công trình lớn hàng ngàn tỷ đồng như thế này, thì cũng không phải “tình cảm tiêu cực” và cũng là chuyện bình thường.

    Người quân tử không nên nặng lòng vì “ba cái vụ lẻ tẻ” như cách nói Nam bộ trong hoàn cảnh này mà bị “tổn thương” và làm công trình này hầu như chỉ để … “thể hiện” cho ai đó thấy mình đã làm được thì giá trị văn hóa của công trình ít nhiều bị giảm sút.
    N

    ét đáng nói hơn, là ở vị trí trang trọng này, cho dù bức trướng đá được làm bằng tiền của của ông Dũng, ông có quyền làm gì tùy ý nhưng nên vinh danh một cái gì đó, tuyên xưng một thông điệp gì đó cao cả hơn, phục vụ được nhiều người hơn là dựng bia đá chỉ như là để … xả stress, để “trả ơn ngọt ngào” như kiểu này.

    “Tiểu công trình” khá lớn này ít nhiều gây khó hiểu, khó chịu cho người vào “Lạc cảnh” thăm viếng, nhất là muốn chụp một tấm hình mà nó cứ “dính” vào khuôn ảnh, chẳng có ý nghĩa gì.

    Phải chăng, vì những điều lấn cấn này, công trình ngày càng ít người thăm viếng.

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Trước ngày “kích hoạt” bằng sự kiện … đóng cửa, khu “Lạc cảnh” này ế thê thảm, lượng người vào coi chỉ còn bằng một phần mười lúc công trình còn mới mẻ.

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Giữa tháng mười vừa rồi, PV giadinhonline.vn có mặt tại giờ cao điểm và trong ống kính, cả trước và sau cổng, trống mênh với vài bóng người!.

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Bức trướng hơi… chướng của ông “Dũng lò vôi”

    Để có một công trình ngàn tỷ, ông Dũng và nhiều người khác đã làm được.

    Nhưng để “siêu thoát” khỏi những giới hạn tình cảm nhỏ nhoi, để đạt được cái “Tầm” của người làm văn hóa, để Đại Nam lạc cảnh trở thành một điểm giải trí lành mạnh, đông vui , nhiều ý nghĩa thì gia chủ còn phải phấn đấu nhiều.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/buc-truong-hoi-chuong-cua-ong-dung-lo-voi-a67889.html
    Đại gia dùng 600 kg vàng làm gạch lót đường

    Đại gia dùng 600 kg vàng làm gạch lót đường

    Dù không phải lần đầu tiên xuất hiện con đường dát vàng tại Trung Quốc, nhưng mới đây một đại gia mang hơn nửa tấn vàng thỏi lát đường đi vẫn gây “sửng sốt” cho cộng đồng

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại gia dùng 600 kg vàng làm gạch lót đường

    Đại gia dùng 600 kg vàng làm gạch lót đường

    Dù không phải lần đầu tiên xuất hiện con đường dát vàng tại Trung Quốc, nhưng mới đây một đại gia mang hơn nửa tấn vàng thỏi lát đường đi vẫn gây “sửng sốt” cho cộng đồng