+Aa-
    Zalo

    Bulgaria mua thêm 8 'Chim cắt' F-16 của Mỹ

    ĐS&PL Bulgaria quyết định mua thêm 8 máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, ngoài 8 chiếc đã đặt hàng từ năm 2019 song chưa nhận được.

    Sau cuộc bỏ phiếu ngày 4/11 với kết quả 162 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 11 phiếu trắng, quốc hội Bulgaria chấp thuận mua thêm 8 tiêm kích F-16V do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất.

    Theo đó, Bulgaria tới năm 2031 sẽ trả thêm 1,32 tỷ USD để mua 4 tiêm kích F-16V một chỗ ngồi và 4 chiếc hai chỗ ngồi kèm theo vũ khí. Số tiêm kích này dự kiến bàn giao năm 2027.

    bulgaria chi 1 32 ty usd mua 8 tiem kich f 16 cua my dspl
    Tiêm kích F-16 Mỹ bay trên bầu trời bang Iowa ngày 11/8. Ảnh: USAF.

    Trước đó, Bulgaria đã trả 1,67 tỷ USD cho 8 chiếc F-16 đặt mua đầu tiên từ tập đoàn Lockheed Martin. Ban đầu Bulgaria hy vọng sẽ nhận được lô hàng vào năm 2023 nhưng theo thông báo gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng lâm thời Dimitar Stoyanov, có thể tiến trình bàn giao sẽ chậm lại tới sau năm 2025.

    Nhiều năm qua, Bulgaria đã tìm cách thay thế các máy bay MiG-29 do Liên Xô chế tạo. Tuy nhiên, kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, tiến trình này đã bị ảnh hưởng do không thể mua được phụ tùng hoặc động cơ thay thế. Vì vậy, Bulgaria đang phải đàm phán để mua 2 động cơ MiG-29 từ Ba Lan và gửi 6 chiếc sang nước này sửa chữa.

    Máy bay quân sự của Tây Ban Nha, Hà Lan và Mỹ luân phiên hỗ trợ Bulgaria kiểm soát không phận. Dự kiến tới giữa tháng 11, 6 tiêm kích Eurofighter cùng 130 binh sĩ NATO sẽ tới thực hiện nhiệm vụ mới tại Bulgaria.

    Quốc hội Bulgaria ngày 3/11 yêu cầu chính phủ nước này nghiên cứu khả năng gửi bất cứ thiết bị quân sự nào có thể tới Ukraine. Chính phủ Bulgaria sẽ có một tháng để đề xuất tới quốc hội loại thiết bị quân sự nước này có thể viện trợ mà không làm giảm khả năng phòng thủ. Bulgaria cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với những thành viên NATO khác về vấn đề này.

    Máy bay F-16 được chính thức đưa vào hoạt động chiến đấu từ năm 1978, đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột vũ trang mà Mỹ và các đồng minh tham gia ở Trung Đông, Iraq, Afghanistan và Nam Tư. Các máy bay này cũng được Thổ Nhĩ Kỳ tích cực sử dụng để chống lại du kích người Kurd, Venezuela - chống lại các băng đảng ma túy, Pakistan - chống lại các nhóm khủng bố và trong cuộc xung đột với Ấn Độ.

    bulgaria chi 1 32 ty usd mua 8 tiem kich f 16 cua my dspl 2
    Tiêm kích F-16 tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m.

    F-16 là máy bay chiến đấu phản lực đa năng hạng nhẹ hiện đại, được phát triển bởi General Dynamics. Năm 1993, General Dynamics bán mảng sản xuất máy bay của mình cho Tập đoàn Lockheed, nay là Lockheed Martin. Tên phổ biến chính thức của F-16 là “Fighting Falcon”, ngoài ra tiêm kích này được các phi công biết đến dưới tên “Viper” - mật danh dự án của General Dynamics trong thời gian đầu phát triển.

    F-16 có kíp lái 1 thành viên, dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m.

    Chiến đấu cơ hạng nhẹ này được trang bị một khẩu pháo M61 Vulcan và có thể được trang bị tên lửa không đối không và nhiều loại tên lửa hoặc bom… F-16 Fighting Falcon được coi là một chiến đấu cơ xuất sắc trong không chiến.

    Riêng tại Mỹ, tính đến năm 2019, tiêm kích F-16 được biên chế trong Không quân, gồm 442 chiếc phiên bản F-16C và 114 chiếc phiên bản F-16D; trong Hải quân - 10 F chiếc phiên bản 16A và 4 chiếc phiên bản F-16B; trong Không quân lực lượng Cận vệ Quốc gia 291 chiếc phiên bản F-16C và 45 chiếc phiên bản F-16D.

    Tính linh hoạt của Fighting Falcon là lý do tối quan trọng khiến nó thành công trên thị trường xuất khẩu và đang phục vụ tại 25 quốc gia. 

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/bulgaria-mua-them-8-chim-cat-f-16-cua-my-a556420.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan