+Aa-
    Zalo

    Ca ghép tim chạy đua qua 1000 km đầy ngoạn mục

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) – Lần đầu tiên ở Việt Nam, một bệnh nhân chết não hiến đa phủ tạng cứu sống được tới 6 sinh mạng.

    (ĐSPL) –  Lần đầu tiên ở Việt Nam, một bệnh nhân chết não hiến đa phủ tạng cứu sống được tới 6 sinh mạng.

    Theo thông tin trên báo Người lao động, chiều ngày 21/7, Bệnh viện Chợ Rẫy công bố lần đầu tiên thực hiện thành công lấy đa tạng và mô của một trường hợp chết não cứu được nhiều người đang mòn mỏi chờ nguồn tạng ghép.

    Bệnh nhân này bị tai nạn lao động, chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Chợ Rẫy cấp cứu. Khi tới Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân chết não, tiên lượng không qua khỏi. Trong lúc bệnh nhân hấp hối, nhân viên y tế của bệnh viện đã tiếp cận, vận động và giải thích về ý nghĩa của việc hiến tạng với người nhà.

    Kết quả, đến ngày 20/7, gia đình thống nhất hiến đa phủ tạng của người thân mình với điều kiện không được nêu danh tính.

    Ê kíp tiến hành cấy ghép tạng Bệnh viện Chợ Rẫy (với sự hỗ trợ chuyên môn nhiều chuyên gia trong và ngoài nước) đã lần lượt lấy các bộ phận như gan, thận để ghép cho 3 bệnh nhân (1 người bị ung thư gan do siêu vi C và 2 người bị suy thận giai đoạn cuối); giác mạc được bảo quản để chuẩn bị ghép cho 2 người khác vào ngày 22/7. Riêng bộ phận tim-phổi được nhanh chóng chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế để ghép cho một trường hợp đang điều trị do suy 2 bộ phận này.

    Hai trường hợp suy thận giai đoạn cuối vừa được ghép thận từ người cho chết não. Ảnh: Người lao động.


    Trước đó, ngày 16/8, Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã lấy 2 quả thận từ một người cho ngưng tim và ghép thành công cho 2 trường hợp bị suy thận giai đoạn cuối. Hiện chức năng thận 2 người nhận đang phục hồi tốt.

    Chia sẻ trên báo Vietnamnet, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM chia sẻ: Quá trình bảo quản cũng như đưa phủ tạng tới kịp thời cho các bệnh nhân đang chờ ghép là một cuộc chạy đua với thời gian.

    Theo bác sĩ Thu, hành trình đưa khối tim phổi đến với người nhận tại Bệnh viện TƯ Huế quả có một không hai. Bởi khi thận cắt ra chỉ bảo quản được trong 24h, tim bảo quản được trong 3h và phổi bảo quản được 4h.

    Một bệnh nhân được cứu sống nhờ quả thận được hiến. Ảnh: Vietnamnet.

    Hiện tại chỉ có Bệnh viện TƯ Huế thực hiện được ca ghép tim. Vì thế chúng tôi lựa chọn bệnh viện này để cho tim - phổi của bệnh nhân. Ngay khi tìm được trường hợp cần ghép tim có nhóm máu tương thích, đúng 7h tối hôm đó đoàn bác sĩ của Bệnh viện TƯ Huế có mặt tại Chợ Rẫy.  Họ khẩn trương đánh giá tình trạng tim của người cho và quyết định nhận tạng, đem theo mẫu máu của người chờ ghép tim, nhờ Bệnh viện Chợ Rẫy xét nghiệm gấp. Vào 6h30 sáng hôm sau, dù chưa có kết quả xét nghiệm máu, đoàn bác sĩ của Bệnh viện TƯ Huế phải tức tốc đem trái tim lên máy bay cho kịp thời hạn bảo quản. Mặc dù ai cũng hiểu nếu kết quả máu bất thường, đồng nghĩa phải vứt bỏ luôn trái tim này”, bác sĩ Thu kể.

    Thật may mắn ngay sau khi đoàn bác sĩ rời đi khoảng 30 phút, kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện Chợ Rẫy xác định âm tính. Đồng thời, Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Cục Hải quan, nhóm y bác sĩ đã đưa quả tim về kịp lúc, cứu sống bệnh nhân một cách ngoạn mục.

    PGS-TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của người cho tạng và gia đình. “Khi chết đi, thân thể ta trở thành cát bụi, gia đình bệnh nhân đã có quyết định vô cùng ý nghĩa và đáng ca ngợi. Nhờ các phủ tạng được hiến mà bệnh nhân không còn trên cõi đời nhưng vẫn giúp hồi sinh tận 6 mạng người”, bác sĩ Sơn nhận định.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

    [mecloud]rnc6dDBqPA[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ca-ghep-tim-chay-dua-qua-1000-km-day-ngoan-muc-a103037.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.