+Aa-
    Zalo

    Ca khúc "nửa nạc, nửa mỡ": Nỗi ám ảnh kinh hoàng của khán giả?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn là điều mà nhiều người hướng đến, tuy nhiên, sự trong sáng của tiếng Việt đang ngày càng bị bào mòn vì những sản phẩm âm nhạc kiểu "nửa nạc, nửa mỡ".
    (ĐSPL) - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt luôn là điều mà nhiều người hướng đến, tuy nhiên, sự trong sáng của tiếng Việt đang ngày càng bị bào mòn vì những sản phẩm âm nhạc, các hoạt động giải trí đang đứng trước "dịch bệnh" ngôn ngữ "nửa nạc, nửa mỡ" gây phiền lòng cho người nghe. Hiện tại, việc sử dụng ngôn ngữ pha tạp, trộn lẫn nhiều loại trong âm nhạc Việt đang gây báo động vì gia tăng ngày càng nhiều.

    Tân tiến như nhạc Việt hay nỗi buồn khó phai?

    Gần đây, hàng loạt các sản phẩm âm nhạc của nghệ sỹ vướng vào sự đổi mới quá phá cách. Nếu như trước đây, trong âm nhạc, nhiều khán giả chỉ phải nghe một vài từ tiếng Anh trong bài hát kiểu như: "You là người bạn bao năm trong cuộc đời, and you là người bạn thân cùng tôi sớt chia muộn phiền..." trong một bài hát quen thuộc của nhạc sỹ, Uyên Phương với tựa đề Tình bạn. Nhiều khán giả chỉ phải dùng một số từ "nửa nạc, nửa mỡ" như You, I trong một bài hát. Ban đầu, những lời hát kiểu này, tạo ra sự mới mẻ. Tuy nhiên, để thật sự gây ra sự rung động, hay xúc cảm cho người nghe thì hoàn toàn là điều không thể.

    Thậm chí, theo thời gian, những bài hát có một vài từ tiếng Anh đã tăng dần lên thành câu, nguyên vẹn và đầy ý nghĩa. Trong một bài hát của ca sỹ Mỹ Tâm, từ tiếng Anh được hát đi hát lại nhiều lần xen lẫn các câu chữ tiếng Việt gây nhiều bất ổn: "Oh first kiss, you make me happy, you make me crazy". Khiến khán giả cảm thấy bất ngờ, xen lẫn nhiều cảm xúc vì ngôn ngữ trong các bài hát ngày càng biến dạng. Thậm chí, nhiều ca sỹ cứ nghêu ngao hát mà khán giả không thể hiểu nổi, động lực nào khiến họ có thể làm được những điều này. Trong bài hát Không cần thêm một ai nữa của Mr Siro và Big Dady, xen lẫn tiếng Anh và tiếng Việt: "Why it's me? Làm sao đây? Trước mắt tôi là... tell me... Khi tất cả yêu thương sau lưng chỉ là dối trá. I can't suffer unpredictable things you did to me".

    Hay một Bảo Thy liên tục để "nửa nạc, nửa mỡ" trong bài hát Please tell me why, tình trạng "nửa nạc, nửa mỡ" gây nhức nhối tai người nghe: "Please tell me why? Sao em ra đi không một lời nói? Please tell me why? Con tim anh không  sao quên được người, Please tell me why? Cho anh hay sao em lại đành nói...". Bên cạnh đó, các album ra đời trong tình trạng tiếng Anh chiếm khá đông đảo. Có thể kể đến một số album như Unmake của Đoan Trang, Body Language của Thu Minh...

    Hiện nay, việc các nghệ sỹ Việt dùng một số từ tiếng Anh để tiếp cận với thị trường lớn hơn. Tuy nhiên, đó là những bài hát đã dịch ra toàn bộ lời tiếng Anh, còn việc để nhạc "nửa nạc, nửa mỡ" kiểu này chỉ càng làm cho ngôn ngữ tiếng Việt thêm rắc rối. Còn nhớ, cách đây không lâu, thanh tra sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hòa xử phạt tình trạng sử dụng tiếng Anh bừa bãi, ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Mặc dù cho đến hiện nay, chưa có bài hát nào bị thổi còi vì dùng ngôn ngữ pha tạp, tiếng Anh vô tội vạ, tuy nhiên, những bài hát dùng tiếng nước ngoài kiểu này đang ngày càng làm tiếng Việt thiếu trong sáng.

    Có thể nói, tiếng Việt giàu đẹp và cũng khá phong phú, nên việc mượn một vài từ tiếng Anh trong bài hát là điều không cần thiết. Ngoài ra, nếu cho rằng dùng tiếng Anh để tân tiến hay hội nhập thì cũng không đúng, bởi vì nó chỉ càng làm cho ngôn ngữ tiếng Việt thêm phần méo mó, phản cảm. Một ca khúc hay ngoài giai điệu thì lời bài hát cũng cần phải đẹp. Nếu lời ca khúc hỗn tạp kiểu tả pí lù như một số ca khúc đang lưu hành trong làng nhạc Việt thì rõ ràng, tuổi thọ của những ca khúc này cũng chỉ thuộc dạng nổi tức thời chứ không được lâu dài như mong muốn.

    Tình trạng sử dụng tiếng nước ngoài trong ca khúc tiếng Việt

    The Unmakeup của ca sỹ Đoan Trang không sử dụng tiếng Việt để đặt tên.

    Đã thành trào lưu, cần phải hội nhập?

    Ngày nay, nhiều nghệ sỹ sử dụng các từ ngữ ngoại nhập về làm ngôn ngữ trong các tác phẩm của mình đã trở thành trào lưu. Đứng trước hàng loạt các ca khúc "con lai" kiểu này, các nghệ sỹ cũng lắc đầu ngao ngán, bởi lẽ, sự phong phú quá đa dạng này đôi khi lại tạo ra những hiệu ứng ngược. Chia sẻ về vấn đề này, ca sỹ Quách An An cho biết: "Hiện nay, việc các bạn trẻ yêu thích sử dụng những từ tiếng Anh vào các ca khúc của mình đã trở thành một trào lưu, khiến nhiều ca khúc chen lời bằng ngôn ngữ khác. Cá nhân tôi không quá phê phán vấn đề này, vì một bài hát song ngữ là bình thường. Tuy nhiên, việc tự tiện chen tiếng nước ngoài vào bài hát không phải lúc nào cũng tốt. Có những trường hợp chen một số từ tiếng Anh vào làm bài hát phản cảm, không hợp với giai điệu, tình cảm. Chẳng hạn, nếu nhạc dân ca mà bỏ tiếng Anh vào thì khá vô duyên. Cũng như vậy, những gì thuộc về truyền thống nhưng lại chêm vào một vài từ tiếng Anh là không hợp".

    Ngoài ra, nói thêm về vấn đề này, ca sỹ Quách An An cho biết thêm: "Tùy vào mỗi bài hát, cảm nhận của từng người, tùy vào giai điệu mà một số ca khúc có thể chêm tiếng Anh vào, nhưng một số khác thì không nên. Việc cân nhắc, chọn lựa thích hợp để tạo ra một bài hát hay chạm tới cảm xúc của người nghe là một việc quan trọng, chứ không nên vì chạy theo thị hiếu, sở thích của khán giả mà tùy tiện bỏ tiếng Anh pha tiếng Việt vào các bài hát. Một bài hát hay, ngoài việc có một giai điệu đẹp thì phần lời cũng cần phải có sự thu hút. Tuy nhiên, không phải vì để có sự thu hút này mà lại tạo ra những bài hát nửa tiếng Việt nửa tiếng Anh nhằm gây sự chú ý".

    Ca sỹ Võ Hạ Trâm chia sẻ: "Hiện nay, một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc đều có sự pha tạp tiếng Anh vào trong bài hát của mình. Trong khi đó, đất nước ta cũng đang mở cửa ra thế giới nên sẽ có rất nhiều sự giao thoa với nhiều nền văn hóa khác. Đối với các nước khác, việc chêm một số từ tiếng Anh cũng là điều thường xuyên. Vấn đề quan trọng là không nên làm sai lệch thuần phong mỹ tục, nếu nội dung tốt tạo ra được tình yêu thương giữa người với người, thì cũng không phải là điều quá xấu. Bên cạnh đó, tôi nghĩ, một số nhạc sỹ, các bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài khi sáng tác nhạc, có thêm một vài từ nước ngoài lẫn lộn vào, điều này sẽ tạo ra sự phong phú, đa dạng trong âm nhạc".

    Tình trạng sử dụng tiếng nước ngoài trong ca khúc tiếng Việt

    Bài hát Không cần thêm một ai nữa có khá nhiều từ tiếng Anh.

    Rõ ràng, trong xu thế thế giới đang hội nhập với rất nhiều nền văn hóa và sự phá cách khác nhau. Tuy nhiên, chính sự giao thoa về văn hóa mạnh mẽ như thế, cần phải có nét riêng để tránh bị hòa tan, lẫn lộn. Bởi lẽ, văn hóa là cội nguồn của dân tộc, đó là nơi để chúng ta có thể tự hào về nguồn gốc của mình. Xu thế thế giới đang xen lẫn những ngôn ngữ là điều khó tránh khỏi trong thời gian hiện nay, thế nên, điều cấp thiết cần phải có một bản sắc riêng trong âm nhạc là điều tối ưu. Việc vay mượn từ ngữ có thể giúp chúng ta nhanh hòa nhập với thế giới, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa việc ta đang mất đi cái chất của chính mình.

    Cũng cần phải thấy rằng, việc bỏ một vài từ tiếng Anh vào một ca khúc tiếng Việt không phải là một chất xúc tác đầy triển vọng để biến một ca khúc dở thành hay, cũng khó níu giữ được giới trẻ, bởi nếu không phải là một ca khúc có giai điệu đẹp, có thông điệp hay, thì những chiêu trò về ngôn ngữ cũng chẳng phải là cách tối ưu để nghệ sỹ tỏa sáng trước công chúng.                       

    Nếu dễ dãi, hời hợt, ca khúc sẽ chết yểu

    Ca sỹ Võ Hạ Trâm chia sẻ: "Một ca khúc hay cần phải có một phần lời ý nghĩa. Phải để khán giả nghe để suy ngẫm. Nếu ca khúc có thể hiểu liền sẽ gây ra tình trạng dễ nhớ nhưng đồng thời cũng dễ quên. Một bài hát hay phải tạo ra được cảm xúc cho người nghe. Mỗi người lại có cách cảm nhận về âm nhạc khác nhau thế nên để ca khúc thật sự có ý nghĩa, và chạm vào trái tim người nghe đòi hỏi cần phải có sự chắt lọc, quan tâm của nhạc sỹ. Nếu dễ dãi, hời hợt thì chắc chắn bài hát sẽ không thể tạo ra sức sống lâu dài".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ca-khuc-nua-nac-nua-mo-noi-am-anh-kinh-hoang-cua-khan-gia-a36229.html
    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    (ĐSPL) NSND Trung Kiên là một trong số ít những nghệ sỹ lớp đầu của dòng nhạc cách mạng. Đã lâu rồi, ông không xuất hiện trong các chương trình biểu diễn, với lý do tế nhị... nhường sân khấu cho lớp trẻ. Và có lẽ, cũng vì câu hỏi vô tình của học trò đã chạm vào tự ái nghề nghiệp làm đau lòng bậc thầy, người đứng trên sâu khấu là cháy hết mình, hát bằng sức lực của mình, không bao giờ hát nhép.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    NSND Trung Kiên - Hát nhép là thảm họa âm nhạc

    (ĐSPL) NSND Trung Kiên là một trong số ít những nghệ sỹ lớp đầu của dòng nhạc cách mạng. Đã lâu rồi, ông không xuất hiện trong các chương trình biểu diễn, với lý do tế nhị... nhường sân khấu cho lớp trẻ. Và có lẽ, cũng vì câu hỏi vô tình của học trò đã chạm vào tự ái nghề nghiệp làm đau lòng bậc thầy, người đứng trên sâu khấu là cháy hết mình, hát bằng sức lực của mình, không bao giờ hát nhép.