+Aa-
    Zalo

    Cá sấu ngoạm chặt một cánh tay, người đàn ông vật lộn tự cứu chính mình

    ĐS&PL Bị cá sấu ngoạm chặt một bên tay, người đàn ông may mắn thoát chết sau một hồi vật lộn với con vật.

    The Guardian đưa tin, một người đàn ông khoảng 40 tuổi có chuyến tham quan bằng moto ở một vùng xa xôi của Australia vào ngày 15/5 vừa qua. Khi đang bơi trong hẻm núi ở Adel’s Grove (Queensland), anh vô tình làm một con cá sấu nước ngọt giật mình. Ngay lập tức, con vật trồi lên rồi ngoạm chặt một bên tay của người đàn ông.

    Chia sẻ với nhóm cứu hộ, anh cho biết bản thân đã vật lộn với con cá sấu để giải cứu chính mình, mặc cho con vật dùng hàm răng “sắc như dao cạo” giữ chặt một bên tay. Người đàn ông sau đó đã được trực thăng RACQ LifeFlight Rescue đưa từ công viên quốc gia Lawn Hill đến bệnh viện Mount Isa.

    ca sau ngoam chat mot canh tay nguoi dan ong vat lon tu cuu chinh minh
    Người đàn ông bị cá sấu ngoạm chặt một bên tay khi đang bơi. Ảnh minh họa: Alamy

    Được biết, trực thăng cứu hộ được gọi đến khu vực người đàn ông gặp nạn vào khoảng 14h ngày 15/5. Các thành viên của đội moto đã chở người đàn ông đến một đường băng gần đó và sơ cứu để cầm máu trước khi anh được đưa tới bệnh viện.

    Thời điểm nhập viện, anh ở trong tình trạng ổn định nhưng có nhiều vết thương ở cánh tay, bàn tay và chân. Nhân viên cứu hộ tên Greig Allan tiết lộ người đàn ông đã vô cùng đau đớn và vết cắn rất sâu.

    “Anh ấy bị rách ở cánh tay. Người đàn ông đã cố gắng vật lộn, điều đó thật tuyệt vời, chỉ bằng một tay. Tuy nhiên, làm như vậy đã tạo ra rất nhiều vết thương khác, vết thương thủng cả hai tay", Allan chia sẻ.

    Nhân viên cứu hộ này cho biết thêm: “Bệnh nhân nói với chúng tôi rằng con cá sấu có thể dài khoảng 2-3m và anh may mắn thoát chết”.

    Theo Brad Hardy, quản lý dịch vụ xe cứu thương Queensland, có một lượng lớn cá sấu nước ngọt sống trong khu vực. Những con vật này bình thường khá rụt rè nhưng khi bị “động chạm” bất ngờ thì sẽ tỏ ra hung dữ.

    Cá sấu nước ngọt được phát hiện ở các vùng phía bắc của Australia, còn được gọi là cá sấu Johnstone hay cá sấu nước ngọt Australia. Khác với cá sấu nước mặn Australia, loài vật này không được biết đến là loài ăn thịt người, thường cắn đối phương nhằm mục đích tự vệ.

    Đinh Kim (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ca-sau-ngoam-chat-mot-canh-tay-nguoi-dan-ong-vat-lon-tu-cuu-chinh-minh-a538042.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan