+Aa-
    Zalo

    Các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

    • DSPL
    ĐS&PL Trẻ sơ sinh có làn da khá yếu ớt nên rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ.

    Trẻ sơ sinh có làn da khá yếu ớt nên rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay những ngày mùa đông hanh khô, do chức năng bảo vệ da của bé còn yếu nên khả năng bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh là rất cao. Cho nên các bậc phụ huynh phải chăm sóc con mình thật kỹ càng, đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da để nhận biết bệnh và chữa trị kịp thời. Không để bệnh kéo dài khiến cho da bé bị tổn thương và để lại những hậu quả đáng tiếc về sau. Sau đây là các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh mà bạn cần chú ý

    Nổi hạt kê trên da

    Nổi hạt kê là tình trạng thường gặp ở da bé, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những hạt màu trắng đục nhô lên da. Nguyên nhân là do sự ứ đọng của các chất bã nhờn, hay gặp ở những vị trí có nhiều tuyến bã nhờn như trán, mũi, gò má. Một số trường hợp còn xuất hiện ở bắp tay của bé.

    Những hạt kê này không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể tự mất sau vài tuần lễ. Vì vậy, các bố mẹ phải thường xuyên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho bé, không kỳ cọ mạnh trên da đặc biệt là những vùng bị nổi hạt kê, tránh làm ảnh hưởng đến da của bé.

    Da phát ban đỏ

    Các bé sau khi sinh ra được vài ngày tuổi, có thể xuất hiện những mảng ban trên da và thường được gọi là tình trạng phát ban đỏ. Những nốt ban này trông khá giống với nốt muỗi cắn, kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban

    Phát ban đỏ trên da thường xuất hiện trên thân mình của bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Nhưng đừng quá lo lắng, vì những nốt ban này tự nổi và lặn theo thời gian mà không cần phải dùng biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý tuyệt đối không được nặn hoặc cậy nốt ban vì như vậy sẽ khiến cho da bé bị tổn thương và dễ bị nhiễm khuẩn. Trong thời gian khoảng 7 đến 10 ngày tuổi chứng phát ban đỏ này có thể tự biến mất.

    Hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Hăm tã là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra chứng hăm tã ở trẻ nhỏ do nhiều tác nhân nhưng phổ biến nhất là do nước tiểu của bé bị ứ đọng lại hoặc do các mẹ ít thay tã cho bé, để những vết bẩn và vi khuẩn trên bã tiếp xúc với da quá lâu, từ đó xuất hiện những dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để tình trạng này kéo dài và không chữa trị sẽ khiến cho lớp da trở nên căng bóng và có khả năng sinh ra mụn mủ.

    Các mẹ nên để cho bé được "nude" mỗi ngày vài lần để giúp cho da được khô và thông thoáng.

    Cách phòng ngừa như sau: Luôn giữ cho da bé sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã cho bé thường xuyên trong ngày. Vệ sinh và rửa sạch vùng da cho bé mỗi lần thay tã. Các mẹ khi quấn tã cho bé nên để tã lỏng một chút và sử dụng tã có lỗ thoáng khí, như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ được lưu thông tốt hơn.

    Khi có những dấu hiệu của bệnh kéo dài, và thực hiện những cách phòng ngừa trên mà vẫn không khỏi hay kèm theo những triệu chứng sốt, nổi nhiều mụn mủ, vùng hăm tã có khuynh hướng lan rộng, trẻ bị tiêu chảy thì các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

    Chàm sữa (lác sữa)

    Bệnh chàm sữa thường gặp ở trẻ khoảng 6 tháng tuổi, những vị trí thường xuất hiện bệnh đó là mặt, hai bên má, và có thể lan xuống thân mình, tứ chi...

    Trong giai đoạn đầu khi trẻ mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, đóng mày và tróc vảy...

    Bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ

    Thời tiết nắng nóng khiến cho bé ra nhiều mồ hôi là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Những vị trí thường xuất hiện dấu hiệu của bệnh như lưng, ngực, bắp tay, bắp chân.

    Khi trẻ mắc bệnh sẽ xuất hiện những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước bên trong. Bệnh rôm sảy là một hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được.

    Cách khắc phục bệnh rôm sảy: Lựa chọn các loại quần áo mỏng, nhẹ, hút mồ hôi tốt, đồng thời các mẹ cũng nên tránh mặc các loại quần áo được làm từ vải thô, cứng nhằm tránh kích thích lên da bé trong quá trình bế bé. Vào những ngày nắng nóng, bạn nên cho bé được tự do trong căn phòng mát mẻ, thay vì ôm ấp bé liên tục. Các mẹ nên tắm rửa cho bé bằng một số vị thuốc lành tính từ dân gian như mướp đắng, lá chè xanh... Thường xuyên sử dụng khăn lạnh để lau người cho bé, giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế rôm sảy. Tránh làm trầy xước da bé nhất là những vùng bị bệnh rôm sảy vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da.

    Chốc lở

    Dấu hiệu của bệnh chốc lở rất dễ nhận biết đó là xuất hiện những nốt mụn đỏ, rồi vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy. Thường xuất hiện trên da mặt, nhất là vùng quanh mũi và miệng. Bệnh rất dễ lây lan và nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn.

    Cách phòng chống bệnh chốc lở cho bé: Các mẹ nên giữ cho da trẻ sạch sẽ nhằm tránh nhiễm trùng trên da bị bệnh. Nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh của bé bằng xà phòng dưới vòi nước và sau đó băng lại. Cắt ngắn móng tay cho bé để tránh bé cào gãi do ngứa ngáy. Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên

    Trên là những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà các mẹ nên lưu ý nhằm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Do da bé rất mềm mại và yếu ớt nên rất dễ bị dị ứng, cho nên bạn cần phải biết cách chăm sóc cho da bé thật kỹ càng và vệ sinh thường xuyên cho bé. Nếu những biểu hiện bệnh ngoài da ở trẻ lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách đúng đắn và hiệu quả. 

    Để chữa bệnh hiệu quả các mẹ thực hiện như sau:

    - Vệ sinh da mặt, miệng cho bé thật sạch sẽ sau mỗi lần ăn hay bú sữa

    - Các mẹ cho bé ăn uống như bình thường nhưng cần hạn chế một số thực phẩm làm cho bệnh chàm của bé trở nặng như trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật...

    - Cắt móng tay, móng chân cho bé nhắm tránh bé gãi nhiều làm tổn thương đến vùng da bị bệnh làm tăng nhiễm trùng da.

    Luôn giữ cho môi trường xung quanh bé thoáng mát, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.

    Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ làm dịu da để tắm cho bé như Muối tắm thảo dược:

    Hiện nay các mẹ thường truyền tai nhau sử dụng các loại muối tắm thảo dược với thành phần tự nhiên lành tính đảm bảo an toàn cho da bé, giúp làm mát da, khắc phục điểm yếu của biện pháp tắm lá liên quan đến vấn đề vệ sinh và không ảnh hưởng đến màu sắc của da. Muối tắm với chiết xuất tự nhiên từ muối hầm và các loại cây cỏ, có tác dụng sát trùng giải độc, thanh nhiệt lương huyết kết hợp với các hoạt chất với liều lượng an toàn cho làn da bé đã giải quyết tất cả các vấn đề trong điều trị rôm sảy từ nguyên nhân gây bệnh cho đến giai đoạn hồi phục cuối cùng.

    Sản phẩm đã được hàng nghìn bà mẹ tin dùng và đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, muối tắm còn có thể sử dụng để gội đầu, rửa mặt cho bé và hoàn toàn có thể thay thế xà bông công nghiệp.

    Để trẻ không phải gặp bất cứ biến chứng nguy hiểm nào, mẹ hãy chủ động phòng tránh các bệnh ngoài da cho bé bằng những thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ. Nếu trẻ đã mắc các bệnh trên, mẹ cần chăm sóc và vệ sinh cẩn thận cho trẻ, xin chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc bôi, không lạm dụng thuốc!

    Muối tắm thảo dược Eco – chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên

    Phân phối chính thức bởi: Eco Consumer Shop - Tiêu dùng thuận tự nhiên

    Địa chỉ: Phòng 38 Tầng 2 Học viện phụ nữ Việt Nam - 68 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa Hà Nội

    Điện thoại: 0936.165.795

    Website:

    Ecoshopvn.com( http://ecoshopvn.com/)  

    hoặc muoitamthaoduoc.vn (http://muoitamthaoduoc.vn/)

     Thu Loan

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-benh-ngoai-da-thuong-gap-o-tre-so-sinh-a252222.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan