+Aa-
    Zalo

    Các cầu thủ nhí Thái Lan có thể mắc "bệnh hang động" hiếm gặp

    • DSPL
    ĐS&PL Nỗ lực cứu hộ cho 12 cầu thủ nhí và 1 huấn luyện viên bị mắc kẹt trong hang động ở Thái Lan vẫn tiếp tục, thế giới đang hy vọng tất cả họ sẽ an toàn và khỏe mạnh.

    Nỗ lực cứu hộ cho 12 cầu thủ nhí và 1 huấn luyện viên bị mắc kẹt trong hang động ở Thái Lan vẫn tiếp tục, thế giới đang hy vọng tất cả họ sẽ an toàn và khỏe mạnh.

    Tuy nhiên, sau khi sống sót trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, căng thẳng cơ thể nghiêm trọng và sự tổn thương cảm xúc không thể tưởng tượng được vì bị mắc kẹt nhiều ngày trong hang tối, ẩm ướt, 13 người sẽ phải đối diện với nhiều thách thức phía trước. Thời gian bên trong hang động đã khiến họ có nguy cơ mắc căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm và hiếm gặp, thường được gọi là "bệnh hang động".

    “Bệnh hang động” là gì?

    Bệnh hang động là căn bệnh nhiễm trùng do một loại nấm gọi là Histoplasma capsulatum. Bệnh này được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1940 như là bệnh phổi "bất thường", ảnh hưởng đến một nhóm người đàn ông đi cắm trại trong hầm rượu bị bỏ hoang.

    Các cầu thủ nhí có nguy cơ mắc "bệnh hang động" vì bị mắc kẹt quá lâu trong môi trường ẩm ướt và lạnh. Ảnh: AP

    Loại nấm Histoplasma capsulatum được tìm thấy tự nhiên trên toàn thế giới, phát triển mạnh ở các khu vực từ hang động châu Á đến bờ sông màu mỡ của sông Mississippi. Nó phát triển trong đất, được hỗ trợ bởi các chất dinh dưỡng nhận được từ dơi và phân chim.

    Phát hiện căn bệnh hiếm gặp như thế nào?

    Mặc dù nấm Histoplasma được tìm thấy trong môi trường nhưng một trường hợp có khả năng mắc bệnh phải được kiểm tra để kỹ lưỡng mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Xét nghiệm nước tiểu, chụp phổi, kiểm tra các mô, mẫu máu có thể giúp phát hiện bệnh, chụp X quang hoặc chụp CT cũng có thể sẽ cần thiết.

    Ngoài các xét nghiệm vật lý, chuyên gia y tế cũng sẽ hỏi bệnh nhân về sức khỏe cá nhân, lịch sử di chuyển, bao gồm thời gian đến thăm thú các hang động và triệu chứng cụ thể.

    “Bệnh hang động” lan truyền bằng cách nào?

    Bất cứ hành động gì làm xáo trộn mặt đất như đào bới, hoặc thậm chí là đi bộ, có thể lây lan nấm và bệnh tật. Nấm phát tán trong không khí qua các bào tử của nó, chúng nhỏ đến mức không thể bị mắt người bình thường phát hiện được. Sau đó, bào tử nấm có thể làm ô nhiễm không khí và xâm nhập vào phổi của những người tiếp xúc với môi trường đó.

    Hang động được biết đến là nơi sinh sản đặc biệt cho Histoplasma, với môi trường độc đáo có thể cung cấp một ngôi nhà lý tưởng cho nấm. Mỗi năm có tới hơn 2 triệu người khám phá các hang động và điều này đang dần trở thành một nguyên nhân ngày càng phổ biến gây ra bệnh nhiễm trùng.

    Môi trường ẩm ướt của hang động có thể gây bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Ảnh: Thailand Navy Seal

    Mặc dù bệnh được truyền qua không khí, nó không lây từ người này sang người khác. Một số vật nuôi, như chó và mèo, cũng có thể bị nhiễm bệnh.

    Dấu hiệu và triệu chứng của “bệnh hang động”

    Phát hiện bệnh hang động có thể khó khăn và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả sức khỏe cơ bản của một người và mức độ phơi nhiễm với nấm. Một người khỏe mạnh bị phơi nhiễm có thể không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào cả.

    Mặc dù đa số mọi người tiếp xúc với nấm không bị bệnh, những người không may có thể sẽ có triệu chứng như bị cúm bao gồm sốt, ho, cực kỳ mệt mỏi, ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ thể hoặc đau tức ngực. Những triệu chứng này thường xuất hiện từ 3 - 17 ngày sau khi họ hít phải nấm.

    Một số người khác có hệ thống miễn nhiễm yếu hơn, chẳng hạn như những người bị HIV không kiểm soát được hoặc đang điều trị ung thư, có thể phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Nếu như bị nhầm lẫn, "bệnh hang động" có thể lây lan từ phổi sang các bộ phận khác của cơ thể như não, nhiễm trùng nặng từ đó gây tử vong.

    "Bệnh hang động" tự chữa lành theo thời gian, không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, đối với các triệu chứng nghiêm trọng hơn hoặc những người có hệ miễn dịch yếu hơn, một số loại thuốc chống nấm có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Quá trình điều trị có thể dao động từ 3 tháng đến 1 năm.

    Lực lượng cứu hộ Thái Lan với sự hỗ trợ của nhóm cứu hộ quốc tế ngày 9/7 đã kết thúc thành công đợt giải cứu lần hai các cầu thủ đội bóng thiếu niên mắc kẹt hơn 2 tuần trong hang Tham Luang, tỉnh Chiang Rai.

    Giới chức Thái Lan khẳng định, sức khỏe của 8 cầu thủ được giải cứu cũng như 5 cầu thủ còn lại trong hang đều ổn. Tuy nhiên, họ vẫn được đưa vào phòng cách ly của bệnh viện Chiang Rai ít nhất 1-2 ngày để đề phòng các bệnh lây nhiễm.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo ABC News)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-cau-thu-nhi-thai-lan-co-the-mac-benh-hang-dong-hiem-gap-a235870.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan