+Aa-
    Zalo

    Các hình thức kỷ luật công chức thay đổi thế nào từ ngày 1/7?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Ngoài 6 hình thức kỷ luật hiện nay thì từ 1/7 sẽ bổ sung thêm hình thức kỷ luật công chức nữa là xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

    Ngoài 6 hình thức kỷ luật hiện nay là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, từ 1/7 sẽ bổ sung thêm hình thức kỷ luật công chức nữa là xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

    Theo khoản 1 Điều 79 Luật Cán bộ,công chức hiện hành, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan thì công chức phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức; cách chức; Buộc thôi việc

    Lưu ý, việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

    Theo khoản 3 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.

    Các hình thức kỷ luật công chức thay đổi thế nào từ ngày 1/7? - Hình minh họa

    Từ 1/7/2020, Luật Cán bộ, công chức sửa đổi chính thức có hiệu lực thì vẫn giữ nguyên 6 hình thức kỷ luật nêu trên. Tuy nhiên, bổ sung thêm quy định “hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý”.

    Đặc biệt, một trong những điểm mới nổi bật của Luật sửa đổi, bổ sung 2019 so với quy định hiện nay là bổ sung hình thức kỷ luật người đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong thời gian công tác.

    Cụ thể, khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi nêu rõ, tùy vào tính chất, mức độ mà công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu vi phạm trong thời gian công tác sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng.

    Điều này có nghĩa là, Luật sửa đổi đã bổ sung thêm hình thức kỷ luật “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” với công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian công tác. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng cũng như tinh thần của Nghị quyết 26-NQ/TW:

    Xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, ngay cả khi đã chuyển công tác và nghỉ hưu vẫn có thể bị xử lý kỷ luật

    Ngoài ra, hiện nay, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhằm thống nhất quy định với Luật Cán bộ, công chức sửa đổi. Theo đó, để hướng dẫn hình thức kỷ luật công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, dự thảo có nhiều quy định nổi bật như:

    - Xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu sau khi có quyết định xử lý kỷ luật Đảng.

    - Không phải thành lập Hội đồng kỷ luật khi xử lý kỷ luật người đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

    - Được dùng kết luận của cấp ủy, tổ chức Đảng hoặc kết luận của cơ quan Nhà nước về hành vi vi phạm của người đã nghỉ việc, nghỉ hưu để kỷ luật mà không cần điều tra, xác minh lại…

    Như vậy, ngoài 6 hình thức kỷ luật hiện nay là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc, từ 1/7/2020 sẽ bổ sung thêm một hình thức kỷ luật công chức nữa là xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

    Thay đổi cách xếp loại chất lượng công chức

    Theo Điều 58 Luật Cán bộ, công chức hiện hành, công chức được đánh giá theo 4 mức sau:

    - Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ- hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    - Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.

    - Không hoàn thành nhiệm vụ.

    Đặc biệt, cơ quan, đơn vị, tổ chức hoàn toàn có thẩm quyền bố trí công tác khác cho công chức:

    - Có 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

    - Có 2 năm liên tiếp trong đó có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ

    Tuy nhiên, đến 1/7/2020, khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi chính thức có hiệu lực thì điều này đã thay đổi. Mặc dù vẫn căn cứ vào kết quả đánh giá để xếp loại chất lượng công chức và vẫn có 4 mức nhưng nội dung xếp loại lại được sửa đổi khác. Theo đó, vẫn giữ nguyên việc đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ riêng nội dung "hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực" đã được sửa đổi thành "không hoàn thành nhiệm vụ". Ngoài ra, kết quả xếp loại không chỉ được lưu vào hồ sơ công chức, thông báo đến công chức đó mà còn được thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức đó công tác.

    Quy định này nhằm bảo đảm tính công bằng, công khai trong việc đánh giá, xếp loại công chức, tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ công chức.

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-hinh-thuc-ky-luat-cong-chuc-thay-doi-the-nao-tu-ngay-17-a319509.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan