+Aa-
    Zalo

    Các loại thực phẩm ngậm hóa chất- 1 cái chết đang đến dần

    • DSPL
    ĐS&PL Để tẩy trắng hải sản trắng, nhiều người bán hàng tẩm thêm Urê và nước tẩy trắng Javel. Không phải lần đầu bị phát hiện, song thông tin hải sản bị tẩy trắng bằng đạm Urê.

    1. Thịt bò bị làm giả từ thịt lợn sề

    Bằng cách “hô biến” thịt lợn sề thành thịt bò, chủ kinh doanh có thể bán với giá gấp 3 lần thịt lợn tại các lò mổ, từ 60.000 – 70.000 đồng lên 200.000 đồng/kg. Tẩm ướp hóa chất và phụ gia, nhiều người có thể biến thịt lợn thành thịt bò. Nhiều chủ quán cơm bình dân, quán phở, cửa hàng bán thịt bò khô cũng tự chế thịt lợn thành thịt bò bằng phẩm màu và một số phụ gia trong quá trình nấu, để đánh lừa người tiêu dùng và gia tăng lợi nhuận. Thịt bò bị làm giả không có mùi thơm, vị ngọt và bở hơn so với thịt bò thật. Ngoài việc bỏ tiền thật mua hàng giả, người ăn còn có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe do những loại phẩm màu, phụ gia kém chất lượng, thậm chí không được sử dụng trong ngành thực phẩm.

    2. Dừa bị tẩy trắng bằng hóa chất

    Hóa chất tẩy trắng dừa không bao bì, không nhãn mác được bán tràn lan trên thị trường với giá 125.000 đồng/kg. Chỉ cần pha 6 muỗng bột hóa chất (gồm 2 loại) vào thùng nước 20 lít rồi ngâm dừa vỏ nâu vào đó, chủ buôn có thể “hô biến” cả trăm trái dừa trở nên trắng nõn. Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết, hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt-pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. Lạm dụng chất tẩy trắng này rất nguy hiểm cho sức khỏe con người, có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp… “Người tiêu dùng nên chọn dừa còn vỏ xanh, không nên mua loại đã cạo sạch vỏ, tẩy trắng”- bác sĩ khuyên.

    3. Mít non chín trong vòng một ngày

    Với mỗi bịch hóa chất Trung Quốc có giá 100.000 đồng, gồm 10 lọ, sau khi pha vào nước và “tiêm” cho mít, nhiều chủ vườn ở Chơn Thành, Hớn Quảng, tình Bình Phước có thể khiến vài tấn mít chín trong vòng một đêm. Theo các hộ trồng, đó là cách phổ biến – “ở đâu người ta cũng dùng” - để mít mau chín, kịp có hàng bán và tăng lợi nhuận. 

    4. Cơm trắng nở gấp đôi bằng bột hóa chất 8.000 đồng

    Bột nở gạo màu trắng mịn, có mùi thơm nhẹ. Với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các hàng cơm bụi có thể "hóa phép" 10 kg gạo thành cơm nở bung trắng đều, hạt to mẩy tương đương như khi nấu 20 kg gạo thông thường. Loại bột này có màu trắng, nhỏ, mịn như đường cát, mùi thơm nhẹ, bao bì chằng chịt chữ Trung Quốc. Vụ bê bối liên quan đến “ngọc thực” này trong thời gian qua, khiến hàng nghìn người hay ăn cơm bụi lo lắng, nhất là với những quán cơm bình dân giá rẻ.

    5. Nem, giò ngon từ thịt thiu

    Nhiều thứ hóa chất được sử dụng trong quá trình làm chả, giò lụa, nem, cá viên... Thông tin tẩm hàng chục loại hóa chất vào thịt thiu để sản xuất chả lụa, nem, bò viên… bắt mắt, thơm ngon  được chính chủ một số cơ sở làm nem, giò “tiết lộ”. Trong đó, muốn nem, chả lụa giòn, dai, người sản xuất cho K70, hỗn hợp Polyphosphate (E451, E452)… giá 130.000 đồng/bịch khoảng một kg. Còn để làm dậy mùi thịt nhập từ Mỹ và Singapore, người làm chỉ cần gia giảm chất Sodium benzoate và Pork pase NQ-446. Mặc dù không thể khẳng định tất cả chả, giò trên thị trường đều tẩm hóa chất, song thông tin trên vẫn khiến rất nhiều người lo lắng vì nguy cơ đã ăn vài kg phụ gia và hàng chục cân thịt thiu vào người.

    6. Hải sản trắng nõn nhờ đạm Urê và thuốc tẩy Javel

     Để tẩy trắng hải sản trắng, nhiều người bán hàng tẩm thêm Urê và nước tẩy trắng Javel. Không phải lần đầu bị phát hiện, song thông tin hải sản bị tẩy trắng bằng đạm Urê và Javel một lần nữa gây hoang mang cho người tiêu dùng, vì sự tái diễn phủ rộng. Thậm chí, với nhiều chủ kinh doanh, đây là cách hoàn hảo để bảo quản và tẩy trắng hải sản, vì chi phí rẻ, hiệu quả cao, mặc dù tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người ăn. Theo Thạc sĩ Lê Thanh Hải, giảng viên Đại học Hùng Vương TP.HCM, bản chất clorin (hay javel) là chất tẩy trắng thuỷ sản, vì có tính oxy hoá mạnh, dễ hình thành các gốc tự do, nhờ đó phá huỷ tế bào vi sinh rất nhanh chóng, cũng đồng nghĩa với việc phá huỷ tế bào cơ thể người với dư lượng còn sót, gây rối loạn gen, ung thư… Còn Urê tích luỹ ở thận dưới dạng tinh thể gây sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận, gây độc cho tế bào, viêm cầu thận…

    7. Chân giò nhừ nhờ bột làm sạch bồn cầu

    Chỉ cần vài thìa bột nhừ, xương ninh, chân giò sẽ mềm sau chỉ khoảng 20 phút. Một số cửa hàng ở Hà Nội bị phát hiện dùng bột nhừ (bột khai) để làm nhừ nhanh  thức ăn (xương, chân giò, thịt bò, khoai, đỗ đen…) mà không bị nát. Loại bột này có tên Natri Hydro Carbonat (NaHCO3) vốn chỉ được dùng trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc để làm sạch các vết bẩn trên gạch men, bồn sứ, nệm da, sàn nhà được bán với giá 20.000 – 25.000 đồng/kg. Theo quy định của Bộ Y tế, chúng chỉ được dùng tối đa 45g trên 1kg thực phẩm cần chế biến, song cần phân biệt rõ hóa chất NaHCO3 dùng trong công nghiệp với loại dùng trong thực phẩm (có độ tinh khiết cao). Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Công nghệ Hóa học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), bột nhừ chính hiệu bản chất là các enzim tiêu hóa, được sử dụng để làm mềm thức ăn nhanh nhưng rất khó sản xuất đại trà, và giá không hề rẻ. “Tôi chưa bao giờ nghĩ bột nhừ thật lại có giá 30.000đồng/kg. Ở Việt Nam chưa sản xuất được bột nhừ chính hiệu, nếu nhập về và bán thì giá phải lên đến hàng triệu đồng/kg”, ông Hùng nhấn mạnh.

    8. Rau tươi, xanh "hồi sinh" từ rau héo

    Chất tẩy trắng để xử lý rau củ héo được mua ở chợ "thần chết" Kim Biên. Pha một kg bột hóa chất màu trắng có tên gọi là chất tẩy đường vào 100 lít nước, các tiểu thương tại một số chợ ở TP.HCM có thể làm "hồi sinh" 400-500kg rau, củ, quả. Theo đó, rau nhập trước đó cả tuần mà vẫn không hề úng, hư khi đến tay người tiêu dùng. Đó là các loại hóa chất công nghiệp được bán với giá 20.000 - 50.000 đồng mỗi kg. Tiến sĩ Trần Bích Lam, giảng viên bộ môn công nghệ thực phẩm, khoa kỹ thuật hoá học, đại học Bách khoa TP.HCM, cho biết việc sử dụng hoá chất công nghiệp xử lý thực phẩm là không được phép vì hàm lượng các chất độc hại còn lại rất cao. Do quá trình ngâm lâu, khi ngấm vào thực phẩm, những chất này sẽ kết hợp với những thành phần khác làm biến đổi chất lượng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

    CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H

    LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

    ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

     HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

    EMAIL: [email protected] 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-loai-thuc-pham-ngam-hoa-chat--1-cai-chet-dang-den-dan-a37953.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan