+Aa-
    Zalo

    Cách chăm sóc bàn chân đúng cách cho bệnh nhân tiểu đường

    • DSPL
    ĐS&PL Chăm sóc đôi chân là việc làm rất thiết yếu và quan trọng đối với bệnh nhân mắc tiểu đường bởi dù chỉ trầy xước nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng loét và hoại tử.

    1. Rửa và lau khô chân hằng ngày

    Khi rửa chân, bạn nên dùng loại xà bông có khả năng diệt khuẩn với hoạt tính dịu nhẹ. Thay vì rửa chân bằng nước lạnh, bạn hãy dùng nước ấm. Khi rửa chân không nên chà xát mạnh đôi bàn chân mà chỉ nên xoa nhẹ nhàng. Lau khô chân bằng khăn vải mềm và dùng kem dưỡng bôi lên chân, nhất là vùng gót chân để tránh tình trạng bị nứt nẻ.

    cham soc chan cho nguoi tieu duong 1

    2. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

    Với người có bệnh đái tháo đường nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bàn chân. Đôi khi bàn chân sẽ chẳng có dấu hiệu nào như: đau, loét, đốm đỏ hay sưng. Nhưng hãy kiểm tra chân của bạn như một thói quen hàng ngày. Hãy dùng một tấm gương nhỏ soi khắp bàn chân từ lòng tới những kẻ chân, nơi khó quan sát, để có thể thấy được những bất thường dù là nhỏ nhất.

    3. Chăm sóc móng chân

    Thói quen cắt móng chân theo cách thông thường có thể tạo ra các vết thương hở và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây loét nhiễm trùng. Để hạn chế nguy cơ này, bệnh nhân tiểu đường cần cắt móng theo đường ngang, không cắt sát vào phần thịt của ngón chân. Với phần cạnh hai bên móng, bạn phải dùng giũa để làm gọn móng chứ không được cắt. Thời điểm cắt móng chân tốt nhất là sau khi tắm vì lúc này móng khá mềm và dễ cắt.

    cham soc chan cho nguoi tieu duong 4

    4. Massage chân

    Bệnh tiểu đường có thể cản trở sự điều tiết nhiệt ở bàn chân và gây ra sự thay đổi trong cảm nhận về nhiệt. Ngoài ra, lượng glucose trong máu cao có thể góp phần làm tăng độ cứng và giảm độ đàn hồi của mô khiến cho việc di chuyển trở nên khó khăn. Massage chân giúp kích thích mạch máu ở chân hoạt động và làm giảm cơn đau do loét chân.

    5. Mang tất sạch

    Đi chân trần, ngay cả khi ở nhà, có thể làm tăng nguy cơ loét chân. Bảo vệ đôi chân khỏi những tổn thương bằng cách đi tất. Tất phải sạch sẽ và khô ráo và thay tất mỗi ngày.

    cham soc chan cho nguoi tieu duong 4

    6. Mẹo chọn giày

    Bệnh nhân tiểu đường nên chọn loại giày bao kín toàn bộ bàn chân cũng như những ngón chân. Sau khi đã đi giày vào chân, chiều dài của giày nên thừa khoảng 2cm. Bên trong đế giày hoàn toàn mềm và nhẵn, không ghồ ghề, thô ráp. Đế giày nên làm bằng chất liệu cứng. Đảm bảo chiều rộng của đôi giày giúp chân bạn thoải mái.

    7. Bảo vệ chân trước môi trường quá nóng hoặc lạnh

    Khi đi trên đường đất nóng hay bãi biển phải luôn mang giày. Có thể dùng kem chống nắng hoặc mềm da để tránh da bị cháy. Tránh xa đôi chân ra các nguồn nhiệt như: bếp, lò sưởi, nước nóng vì bạn có thể bị phỏng mà không biết. Tối khi ngủ hãy mang vớ tránh lạnh bàn chân, hay khi thời tiết trở lạnh hãy luôn kiểm tra bàn chân, tránh tình trạng tê cóng.

    8. Bỏ thuốc lá

    Hút thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng loét bàn chân của bệnh nhân tiểu đường. Hút thuốc có thể làm trầm trọng thêm bệnh thần kinh tự chủ là những nguyên nhân chính gây ra loét bàn chân.

    cham soc chan cho nguoi tieu duong 7

    9. Thận trọng khi luyện tập

    Luyện tập là điều thiết yếu đối với mỗi chúng ta và càng đặc biệt cần thiết hơn đối với bệnh nhân tiểu đường. Lưu ý khi luyện tập bạn cần chú ý đi những đôi giày mềm và vừa chân, luôn tạo cho chân độ thoải mái nhất định. Không luyện tập khi chân đang bị tổn thương hay có vết phồng rộp.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-cham-soc-ban-chan-dung-cach-cho-benh-nhan-tieu-duong-a529802.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan