Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Cách chữa ốm nghén cho bà bầu đơn giản mà hiệu quả

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Nghén là triệu chứng rất bình thường của mọi mẹ bầu. Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày.

    (ĐSPL) – Nghén là triệu chứng rất bình thường của mọi mẹ bầu. Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Để thoát khỏi cảm giác nghén các mẹ bầu có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Theo thống kê, có khoảng 90\% thai phụ bị ốm nghén trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ, với các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, choáng váng... Không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi, ốm nghén còn khiến mẹ bầu “mất ăn mất ngủ” vì sợ không dung nạp đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu, nhất là những mẹ bầu bị nghén nặng.

    Ốm nghén là gì?

    Theo số liệu thống kê, 70\% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50\% nôn ói. Sau ba tháng đầu, khoảng 50\% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.

    Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Hầu hết ốm nghén sẽ diễn ra trong 6 tuần đầu, đôi khi kéo dài hơn hoặc chấm dứt rồi trở lại sau đó.


    Cách chữa trị ốm nghén

    Gừng

    Mẹ bầu hãy làm bạn với tất cả các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả. Chị em bầu bị ốm nghén nên nhâm nhi kẹo gừng hàng ngày.


    Chanh tươi

    Nhấm nháp một cốc nước lọc trong đó có vài lát chanh tươi cũng là một cách chống buồn nôn hiệu quả. Thậm chí, khi bạn buồn nôn, hãy ngửi chanh tươi. Các lát chanh tươi cũng sẽ làm bạn dễ chịu trong giai đoạn nghén ngẩm.


    Lá tía tô

    Lá tía tô: Có vị cay, tính ấm, có công dụng an thai, loại trừ đàm trong cơ thể, hạn chế tình trạng buồn nôn. Có thể dùng dưới dạng hãm uống thay trà hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Kết hợp với sắn dây hoặc vỏ quất, sa nhân sắc nước uống thì hiệu quả càng rõ rệt.

    Củ cải

    Củ cải: Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, hóa đàm, giải trừ buồn nôn.

    Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Để có tác dụng hiệu quả, bạn nên giã nát hoặc ép lấy nước củ cải sắc với mật ong uống hàng ngày từng ít một.

    Bí đao

    Bí đao: Với vị ngọt, tính mát, bí đao có tác dụng thanh nhiệt, bài trừ đàm và hạn chế tình trạng buồn nôn rất tốt.

    Bạn có thể ép lấy nước uống, phơi khô hãm thành trà uống thay nước mỗi ngày. Cũng có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn trong bữa ăn hàng ngày cũng rất thơm ngon, bổ dưỡng.

    Vỏ quất, quýt, cam

    Vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam (hay còn gọi là trần bì): Có tác dụng chống nôn rất tốt. Bạn có thể ngửi mùi của vỏ quất, vỏ quýt, vỏ cam tươi để hạn chế cảm giác buồn nôn. Cách tốt nhất, bạn nên thái vụn các loại vỏ trên và hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày, rất hiệu quả.

    Ăn trước khi đi ngủ

    Các chuyên gia khuyên chị em nên ăn một bữa nhẹ với thực phẩm nhiều protein trước khi đi ngủ. Bữa ăn này sẽ giúp giữ lượng đường trong máu của bạn vào ban đêm và có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn vào buổi sáng hôm sau.

    Ăn thực phẩm giàu chất sắt

    Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp giảm triệu chứng buồn nôn, nôn ói. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh. Mẹ bầu cũng nên bổ cung thêm các thực phẩm có công dụng giảm ốm nghén như chuối, táo và bánh mì nướng.

    Uống đủ nước mỗi ngày

    Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Theo lời khuyên của các chuyên gia khoa sản, bà bầu nên uống từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.

    Nghỉ ngơi, ngủ bất cứ lúc nào

    Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Hạn chế căng thẳng vì ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn mệt hay quá lo lắng, stress. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.


    Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

    Cảm giác đói có thể làm cho bạn thấy buồn nôn hơn, vì vậy hãy thử bắt đầu ăn trước khi mẹ bầu cảm thấy đói, hay ngay khi thèm 1 món ăn nào đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn vừa đủ, không để quá no hay ăn quá nhiều để giữ cho dạ dày không quá đầy. Uống 1 ly sữa nóng trước khi ngủ giúp trung hòa axit trong dạ dày cũng làm cho mẹ bầu ngủ ngon, không bị cảm giác buồn nôn “quấy rầy” suốt cả đêm.

    Chữa ốm nghén bằng các liệu pháp châm cứu

    Một số nghiên cứu gần đây cho rằng châm cứu, tập Yoga hay thậm chí thôi miên có thể sẽ là liệu pháp thay thế hiệu quả giúp giảm bớt buồn nôn và rất an toàn cho phụ nữ mang thai mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất cứ liệu pháp nào, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và những liệu pháp điều trị này phải được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có uy tín, tay nghề cao.

    MỸ AN (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Xem thêm video:

    [mecloud]gNKY0m8ckU[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chua-om-nghen-cho-ba-bau-don-gian-ma-hieu-qua-a148522.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan