Cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Bảy


Thứ 5, 27/08/2015 | 11:55


(ĐSPL) - Rằm tháng Bảy mọi gia đình đều sắp mâm cúng phật, gia tiên, cô hồn để cầu cho chúng sinh siêu thoát. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chuẩn bị mâm cúng.

(ĐSPL) - Rằm tháng Bảy mọi gia đình đều sắp mâm cúng phật, gia tiên, cô hồn để cầu cho chúng sinh siêu thoát. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách chuẩn bị mâm cúng. 

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân''. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian.

Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ''Xá tội vong nhân'' mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ''không nơi nương tựa''.

Dưới đây là cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Bảy:

Rằm tháng Bảy mọi gia đình đều sắp mâm cúng phật, gia tiên, cô hồn để cầu cho chúng sinh siêu thoát. 

Đối với lễ cúng Phật

Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất. Sau khi cúi đầu lạy Phật, dâng lễ, tạ ơn, cầu xin và hứa nguyện, bạn có thể tụng kinh niệm Phật.

Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà.

Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.

Nếu chưa biết tụng kinh niệm Phật thì đọc bài kinh Vu lan được bán rất nhiều hiện nay tại các chùa.

Lễ cúng Phật được đặt ở nơi cao nhất. 

Cúng thần linh và gia tiên

Một số người Việt Nam tin rằng Lễ xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.

Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, hoặc cơm chay.


Trên mâm mặn cúng gia tiên thường có xôi gấc, gà luộc, các món xào, canh, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.

Cúng cô hồn, chúng sinh


Đồ cúng cô hồn luôn phải có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã kèm theo là các món ăn... Đặc biệt, cháo loãng (cháo hoa) không thể thiếu trong trong mâm cúng cô hồn.Buổi cúng cô hồn kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nhiều địa phương, sau khi cúng xong, người dân thường cho phép trẻ con cướp (cỗ) cô hồn.

MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]TmtA5evWpc[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-chuan-bi-mam-cung-ram-thang-bay-a108137.html