+Aa-
    Zalo

    Cách điều trị bệnh gút hiệu quả

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Điều trị bệnh gút cần có thời gian và kiên trì tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu không sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.

    (ĐSPL) - Điều trị bệnh gút cần có thời gian và kiên trì tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu không sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.

    Bệnh gút (bệnh Gout) là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Những cơn đau từ nhẹ đến nặng, thưa đến mau, thậm chí dữ dội, không đi lại được, các khớp sưng to, phù nề, căng đỏ, sung huyết… khiến người bệnh không chỉ giảm sút về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh gút kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Nguyên tắc điều trị bệnh gút

    Điều trị bệnh gút hiệu quả. Ảnh minh học.

    Điều trị và chống viêm khớp các đợt cấp.

    Tiến hành hạ acid uric máu để phòng những đợt viêm khớp cấp tái phát và ngăn ngừa biến chứng. Thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, kiểm tra chức năng thận.

    Cần điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc thuyên giảm mới bắt đầu dùng thuốc hạ aicd uric máu.

    Điều trị các bệnh lý kèm theo đặc biệt là nhóm các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì

    Điều trị bệnh gút

    Điều trị các cơn gút cấp

    Nhóm thuốc chống viêm không steroid. Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm khá hiệu quả trong cơn gút cấp tính, song nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng phải rất lưu ý tới các chống chỉ định của nhóm thuốc. Thuốc thường dùng là: Diclofenac ống 75 mg, tiêm bắp sâu 1-2 ống/ngày, tiêm 2-3 ngày sau đó dùng sang thuốc uống (như Meloxicam 7,5 mg, piroxicam 20mg…) hoặc Felden 20 mg ống tiêm bắp 1-2 ống/ngày x 3 ngày.

    Nhóm thuốc Colchicin. Đây là là thuốc được lựa chọn hàng đầu điều trị cơn Gút cấp, do tác dụng chống viêm chọn lọc của thuốc này mà nhiều năm nay vẫn ưa chuộng, thuốc được chỉ định dùng ngay trong 12-36 giờ đầu của cơn Gút cấp, liều dùng cần tư vấn của bác sĩ chuyên khoa do tác dụng phụ của thuốc có thể gây ỉa chảy, buồn nôn, và có nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…

    Nhóm thuốc Corticosteroid. Ít được sử dụng do tác dụng phụ của thuốc, tuy nhiên có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt: Ở những bệnh nhân viêm nhiều khớp cùng một lúc, không đáp ứng với colchicin và thuốc chống viêm không steroid hoặc sử dụng một số chế phẩm tiêm nội khớp bị viêm.

    Ngoài ra, có thể dùng một số thuốc giảm đau khác như: Paracetamol( Efferalgan, Efferalgan-codein…), bệnh nhân có thể dùng muối kiềm nabica gói 5g 1-2 gói/ngày pha nước uống hoặc có thể dùng nước khoáng có kiềm nhằm kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi tiết niệu.

    Điều trị gút mạn tính

    Điều quan trọng khi điều trị gút mạn tính là hạ axit uric máu để tránh biến chứng suy thận mạn. Thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp axit uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicine tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.

    Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn (viêm thận kẽ), tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gút tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận. Một số u cục (tôphi) quá to cản trở vận động có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ (tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷ tay khó mặc áo,...).

    Dự phòng bệnh gút

    Uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, sữa), đặc biệt là nước khoáng có kiềm( như nước khoáng Quang Hanh..) để tăng cường thải tiết acid uric qua nước tiểu.

    Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.

    Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, măng, rau actiso. Có thể ăn trứng, sữa và các chế phẩm phomat trắng không lên men…

    Sinh hoạt điều độ, làm việc nhẹ nhàng, tránh lạnh, tránh mệt mỏi cả tinh thần và thể chất (lao động quá mức, chấn thương…). Cần tập thể dục phù hợp và duy trì liên tục như: đi bộ, bơi, cầu lông, bóng bàn, đạp xe…

    Đối với các bệnh nhân thừa cân và béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ. Chế độ ăn giảm đạm ( thịt ăn không quá 150g/ngày), đặc biệt cần hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều purin như phủ tạng động vật (lòng lợn tiết canh, gan, thận, óc, dạ dày, lưỡi)…các loại thịt có màu đỏ và các loại hải sản.

    Lưu ý:

    Trong quá trình điều trị có thể gặp một số khó khăn. Đó có thể là một số những dụng phụ của một số thuốc chữa bệnh gút như: colchicin có thể gây tiêu chảy, allopurinol gây dị ứng, các thuốc tăng thải axit uric gây sỏi thận…

    Đặc biệt, thuốc có thể gây ra các phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, hoặc phản vệ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

    Ngoài ra, đôi khi, một số người bệnh gút chủ quan, thiếu tuân thủ điều trị của người bệnh. Bệnh nhân gút thường chỉ dùng thuốc trong đợt cấp rồi bỏ thuốc, dẫn đến bệnh tiến triển nặng dần.

    MẠC NHIÊN(Tổng hợp)

    Xem thêm video:

     [mecloud]UJsNMpmj2P[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-dieu-tri-benh-gut-hieu-qua-a110987.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.