Cách dùng son hàng ngày vừa xinh đẹp mà không nhiễm chì?


Thứ 4, 19/04/2017 | 08:57


Cùng sự kiện

Tin tức gần đây một nữ MC đài truyền hình phải nhập viện do nhiễm chì nặng từ son môi khiến nhiều người lo sợ về độ an toàn loại mỹ phẩm làm đẹp của hầu hết các chị em.

Tin tức gần đây một nữ MC đài truyền hình phải nhập viện do nhiễm chì nặng từ son môi khiến nhiều người lo sợ về độ an toàn loại mỹ phẩm làm đẹp của hầu hết các chị em này.

Các tác hại của son môi chứa chì với sức khỏe.

Tác hại của son chứa chì với sức khỏe thì mọi người hầu như đều rõ. Trong các diễn đàn trên mạng xã hội, các chị em mách nhau các cách đơn giản thử son môi có chì hay không. Những cách này có ưu điểm là nhanh có kết quả nhưng liệu chúng có chính xác hay không?

Dưới đây là ưu, khuyết điểm của những cách thử son hiện nay mà chị em hay dùng.

Thả son vào nước


Theo cách thử này thì chúng ta sẽ nhỏ 1 giọt son vào trong cốc nước (son nước), những loại son an toàn sẽ nổi lên, còn son chứa chì sẽ chìm xuống. Nhưng cách này chỉ có thể thử với những loại son kem. Nếu là son thỏi thì có thể thử bằng cách cắt một mẩu son và thả vào cốc nước.

Trọng lượng riêng của mỗi loại son là hoàn toàn khác nhau, còn do phụ thuộc vào công thức và thành phần trong son. Việc son nổi lên hay không phụ thuộc vào trọng lượng riêng của loại son chứ không liên quan tới lượng chì trong son.

Dùng nhẫn vàng/bạc thử chì trong son


Bôi một chút son ra mu bàn tay, lấy nhẫn vàng tây/bạc di đi di lại nhiều lần. Nếu phần son không bị đổi màu hoặc chỉ hơi chuyển màu sẫm thì đó là thỏi son đó có lượng chì chấp nhận được, nếu màu đen thì hàm lượng chì có thể gây hại cho môi bạn.

Không có cơ sở khoa học cho việc này bởi theo các chuyên gia, rất nhiều chất trong vàng, bạc như đồng, chì, nikne, kẽm… hoàn toàn có thể tạo màu đen khi được chà xát với son. Trong son có chứa các thành phần sáp ong và dầu khoáng, rất dễ dàng có phản ứng với kim loại trong mĩ phẩm nói chung để tạo thành màu đậm.

Thực tế thì ngoài chì ra, những thành phần khác như sáp, dầu, các thành phần tạo màu, các thành phần chống nắng… khi tiếp xúc với vàng đều xuất hiện những vệt màu đen như thí nghiệm với chì.

Tóm lại, mức độ độc hại nói chung hay lượng chì nói riêng phải do các chuyên gia đo lường bằng máy móc và có công bố rõ ràng. Điều đáng lưu ý là hầu hết các loại son trên thị trường của các hãng uy tín đều có chì nhưng ở trong mức cho phép, chưa đủ để làm hại sức khỏe của bạn.

Theo như kiểm định của Cục kiểm định Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA thì hầu hết các hãng son môi đều có chứa chì nhưng hàm lượng đều trong mức cho phép. Kiểm tra trên 400 dòng son môi thuộc các hãng khác nhau thì tất cả đều có hàm lượng trung bình 1.07 ppm (parts per million- phần triệu), lượng chì cực kỳ ít trong son không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn phải ăn hết hàng ngàn thỏi son thì lượng chì đó mới gây hại. Cái gây hại ở đây có thể là do cách bạn tẩy trang hoặc chọn son giả kém chất lượng.

Vì vậy để bảo vệ sức khỏe, các nàng có thể chú ý hơn tới việc tẩy trang và chăm sóc da môi, và thay đổi việc dùng son tùy tiện bằng cách chỉ dùng son không chứa chì từ các hãng có uy tín trên thế giới. Đặc biệt hạn chế dùng son lâu trôi vì theo các chuyên gia, loại son này có hàm lượng chì cao hơn các loại son dễ phai khác để tăng độ bám vào môi.

Tổng hợp

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cach-dung-son-hang-ngay-vua-xinh-dep-ma-khong-nhiem-chi-a187695.html