+Aa-
    Zalo

    Căn bệnh ung thư mà nghệ sĩ Lê Bình mắc phải nguy hiểm đến mức nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Sáng 1/5, tại Bệnh viện 175 (TP.HCM), sau hơn một năm chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm thương tiếc của gia đình.

    Sáng 1/5, tại Bệnh viện 175 (TP.HCM), sau hơn một năm chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi, nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm thương tiếc của gia đình. Thông tin này khiến nhiều đồng nghiệp và người hâm mộ không khỏi xót xa.

    Nghệ sĩ Lê Bình phát hiện ung thư phổi từ tháng 4/2018 nhưng âm thầm điều trị tại khoa ung bướu mà diễn viên Mai Phương tiếp nhận hóa trị. Do sợ ảnh hưởng đến những hợp đồng đã kí, cũng là bởi lòng tự trọng của một nghệ sĩ và sợ phiền hà bạn bè, đồng nghiệp nên việc mắc căn bệnh ung thư quái ác cũng được diễn viên Lê Bình giấu kín.

    Biết tin dữ của Lê Bình, nhiều nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Lệ Quyên... cùng quyên góp, tổ chức các đêm nhạc từ thiện ủng hộ ông điều trị.

    Thời gian đầu sau chữa trị, Lê Bình trông khoẻ mạnh hơn, khác hẳn với vóc dáng tiều tuỵ trước đây. Với niềm đam mê nghệ thuật, nam nghệ sĩ cố gắng làm việc, chạy show phù hợp để có tiền trang trải cuộc sống lẫn viện phí.

    Nghệ sĩ Lê Bình.

    Sau một năm điều trị, sức khỏe ông chuyển biến xấu do khối u di căn vào tủy. Hồi đầu tháng 3/2019, ông phải nhập viện do nửa thân dưới bị liệt.

    Vài ngày gần đây, bệnh tình của ông trở nặng rất nhanh. Ông bị xuất huyết dạ dày do nhiều ngày không ăn uống, phải truyền dịch để duy trì dinh dưỡng. Do đó, ông được bác sĩ chỉ định tạm ngưng hóa trị, chuyển sang điều trị hồi sức tích cực.

    Đến ngày 1/5, nghệ sĩ Lê Bình đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện 175 (TP.HCM) sau hơn một năm chiến đấu với căn bệnh ung thư phổi.

    Theo các chuyên gia, ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến về tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong. Đặc biệt, những yếu tố dẫn đến căn bệnh này ngày càng gia tăng ở nước ta.

    Theo GS. TS Mai Trọng Khoa, Giám đốc trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại Việt Nam, ung thư phổi có 21.865 ca mới mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 17,5%; số ca tử vong là 19.559 chiếm tỷ lệ 20,6%.

    Việc phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu rất khó khăn. Tại Việt Nam, chỉ có khoảng 10-20% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, đa phần bệnh nhân được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn.

    TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cũng đưa ra con số ước tính tại thủ đô , trung bình tỷ lệ được chẩn đoán ung thư phổi vào khoảng 40/100.000 dân và ở TP.HCM là khoảng 30/100.000 người.

    “Ở giai đoạn sớm bệnh có những triệu chứng rất nghèo nàn, bệnh nhân dễ nhầm lẫn với những bệnh lý về đường hô hấp khác. Nếu bệnh có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu khả năng đáp ứng điều trị tốt, tỷ lệ có thể lên đến hơn 70%. Ngược lại, đối với những bệnh nhân được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối, không thể chỉ định phẫu thuật, tỷ lệ tử vong rất lớn. Hơn 90% bệnh nhân tử vong sau một năm kể từ khi phát hiện bệnh”, TS. Hoàng Đình Chân nói.

    Ung thư phổi chia làm 2 nhóm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó 80-85% là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi ở giai đoạn tiến triển, vì vậy tiên lượng ở các bệnh nhân ung thư phổi còn xấu.

    Các phương pháp điều trị gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, sinh học. Việc lựa chọn và lập kế hoạch điều trị phụ thuộc vào thể trạng, giai đoạn bệnh và mô bệnh học của từng bệnh nhân.

    Bệnh nhân ở giai đoạn sớm (giai đoạn I, II) điều trị triệt bằng phẫu thuật hoặc hóa - xạ trị kết hợp. Đối với giai đoạn tiến xa, điều trị chủ yếu dùng các phương pháp toàn thân như hóa chất, điều trị đích. Tuy nhiên, việc điều trị đích chỉ hợp với bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ.

    Các bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ thời gian điều trị và đánh giá cho kết quả lâu dài khá cao. Tuy nhiên, GS. Khoa nhấn mạnh bất cứ bệnh ung thư nào ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, bệnh nhân cần có một tinh thần lạc quan với bệnh tật.

    Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng, để phát hiện sớm căn bệnh ung thư phổi, chúng ta cần khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Khi có dấu hiệu ho, sụt cân, khó thở, tức ngực cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-benh-ung-thu-ma-nghe-si-le-binh-mac-phai-nguy-hiem-den-muc-nao-a273299.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan