Khắc tinh của nước thải sinh hoạt


Thứ 3, 10/06/2014 | 02:27


Theo như khuyến cáo của chuyên gia môi trường , ông Yutaka Matsuzawa, đến từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam thì nước thải sinh hoạt.

Theo như khuyến cáo của chuyên gia môi trường , ông Yutaka Matsuzawa, đến từ Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam thì nước thải sinh hoạt (domestic waste water) chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước. Không những thế, ông Yukata còn cho rằng nước thải sinh hoạt là hiểm họa môi trường hàng đầu tại Việt Nam.

Chiếm 80\% nước thải đô thị

“Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng nề. Đô thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam vô cùng thờ ơ. Có thể nói rằng, người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra hằng ngày”- theo ông Yukata nhận định.Y tế sức khỏe - Khắc tinh của nước thải sinh hoạtTheo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng  80\% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước, và vấn đề này có xu hướng ngày càng xấu đi.  Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6\% lượng nước  thải đô thị được xử lý. “Dự báo trong vòng ít nhất là 10-15 năm nữa Việt Nam sẽ còn phải chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được xử lý”- Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường & các vấn đề xã hội- Ông Phan Thế Hòa cảnh báo.Y tế sức khỏe - Khắc tinh của nước thải sinh hoạt (Hình 2).Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn, thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y Tế, hơn 75\% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước ngày một ô nhiễm trầm trọng.

Giải pháp mới

Việt Nam vốn sở hữu nguồn nước ngọt dồi dào. Song 10 năm trở lại đây, nguồn nước ngọt đang bị đe dọa nghiêm trọng khi đó có đến 80\% nguồn nước bị ô nhiễm. Do vậy, làm thế nào để quản lý nước sạch là việc làm hết sức cấp bách. Và công nghệ “tái chế” nước thải do Viện Nghiên Cứu Môi Trường và Các Vấn Đề Xã Hội (RIESP) áp dụng trong thời gian qua là một trong những công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải. Là một trong những đơn vị tiên phong trong ứng dụng xử lý nước thải bằng màng lọc MBR ( Membrane Bio Reactor), Viện tự hào khi đã giúp cho rất nhiều các doanh nghiệp trong vấn đề xử lý nước thải sinh hoạt với chi phí tiết kiệm nhất.Y tế sức khỏe - Khắc tinh của nước thải sinh hoạt (Hình 3).Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó khoảng 52\% là các chất hữu cơ, 48\% là các chất hữu cơ, 48\% là các chất vô cơ và một số lượng lớn vi sinh vật. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây bệnh như tả lỵ, thương hàn… Đồng thời, trong nước thải cũng chứa các vi khuẩn không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.

Y tế sức khỏe - Khắc tinh của nước thải sinh hoạt (Hình 4).

Viện nghiên cứu môi trường & các vấn đề xã hội- RIESP là một đơn vị luôn tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm xử lý, cải tạo môi trường (xử lý, vận hành, cải tạo hệ thống nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện cho các công ty, nhà máy, xí nghiệp hoạt động sản xuất trong các ngành thực phẩm, ngành giấy, chế biến thủy sản, mực in, ngành y tế) cũng như áp dụng các thành tựu khoa học trong và ngoài nước về chuyển hóa năng lượng, kiểm soát khí thải…

Với năng lực chuyên môn cao, RIESP đã thiết kế - lắp đặt - vận hành hệ thống xử lý nước thải cho Nhà máy Kyodo Sojzt, Nhà máy xi măng La Farge, Chuỗi nhà hàng Buger King, Domino Pizza, Cụm căn hộ cao cấp City Garden, KCN Cát Lái- Cụm II, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Chung Minh, Nhà máy phân bón BACONCO,….

Quy trình xử lý bể sinh học bằng màng MBR có thể loại bỏ chất ô nhiễm và vi sinh vật rất triệt để. Màng MBR là kỹ thuật mới xử lý nước thải kết hợp quá trình dùng màng với hệ thống bể sinh học và quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghê dòng chảy gián đoạn. MBR là sự cải tiến của quy trình xử lý bằng bùn hoạt tính trong đó việc tách cặn được thực hiện không cần đến bể lắng bậc 2. Nhờ sử dụng màng, các thể cặn được giữ lại trong bể lọc, giữ cho nước sau xử lý có thể đưa sang công đoạn tiếp theo hoặc bỏ xa hay có thể tái sử dụng được ngay. Nước thải sau khi qua màng MBR đạt Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Bùn sinh ra trong quá trình xử lý sẽ được thải bỏ về hố thu bùn. Hố thu bùn có nhiệm vụ lắng bùn, tách bùn với nước. Bùn sau khi tách nước sẽ được bơm hút định kỳ để xử lý.

Với những những quy trình không quá rườm rà,, màng lọc nước thải sinh hoạt MBR cho thấy được một số ưu điểm hơn một số công nghệ xử lý khác. Với hiệu quả lọc sinh học 10-30\%, thời gian lưu nước ngắn, thời gian lưu bùn dài, bùn hoạt tính tăng 2-3 lần nhưng lại không tốn diên tích xây dựng (vì không cần bể khử trùng), màng MBR giúp chất lượng đầu ra không vi khuẩn, vi sinh vật, tải trọng chất hữu cơ cao mà không cần hóa chất khử trùng.Đặc biệt, với quy trình điều khiển tự động, quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện, bên cạnh đó, chi phí xây dựng và vận hành tiết kiêm rất nhiều so với các công nghệ khác, quy trình xử lý nước thải bằng màng MBR được xem là công nghệ triển vọng nhất để xử lý nước thải.


CHÚNG TÔI TIẾP NHẬN TẤT CẢ CÁC THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA BẠN ĐỌC 24/24H

LIÊN HỆ: VIỆN NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI\_PHÂN VIỆN PHÍA NAM

ĐỊA CHỈ: 58 Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1

 HOTLINE: 0988.66.66.88 - - 08.6683.7519 

EMAIL: viennghiencuumoitruongvaxahoi@gmail.com

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khac-tinh-cua-nuoc-thai-sinh-hoat-a36185.html