Một số thông tin hoạt động quý III và tháng 9 đầu năm của SHB


Thứ 7, 15/11/2014 | 03:30


(ĐSPL) - Tổng số CBNV của SHB là gần 5.500 người tăng 9\% so với năm 2013, trong đó số lượng nhân sự có trình độ Đại học và trên đại học là chiếm trên 85\% tổng số CBNV.

(ĐSPL) - Tổng số CBNV của SHB  đến 30/09/2014 là gần 5.500 người tăng 9\%  so với năm 2013, trong đó số lượng nhân sự có trình độ Đại học và trên đại học là chiếm trên 85\% tổng số CBNV.

 

1/. Hoạt động phát triển, tái cơ cấu mạng lưới (Chi nhánh, phòng giao dịch) và nhân sự

Trong năm 2014 SHB tiếp tục mở rộng mạng lưới với việc khai trương thêm 05 Chi nhánh và 3 Phòng giao dịch mới tại các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài nước nâng tổng số điểm giao dịch của SHB lên gần 400 điểm giao dịch tại 32 tỉnh, thành phố ở Việt Nam và tại CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia. Ngoài ra SHB còn có 2 Công ty con là Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (SHBAMC) và CTCP hứng khoán SHB (SHBS).

Tổng số CBNV của SHB  đến 30/09/2014 là gần 5.500 người tăng 9\%  so với năm 2013, trong đó số lượng nhân sự có trình độ Đại học và trên đại học là chiếm trên 85\% tổng số CBNV.

3/. Về công tác huy động nguồn vốn, quản lý và kinh doanh nguồn vốn :

- Tổng nguồn vốn huy động của SHB đến 30/09/2014 là 139.410,1 tỷ đồng tăng 10.577,7 tỷ đồng tương ứng tăng 8,2\% so với cuối năm 2013. Trong đó:

- Huy động thị trường I đạt 119.919,2 tỷ đồng tăng 12.248,6 tỷ đồng so với cuối năm 2013. trong đó nguồn vốn huy động từ tiết kiệm của dân cư tăng 11.335,9 tỷ đồng.

- Huy động từ thị trường 2: 19.490,88 tỷ đồng giảm 1.194,5 tỷ đồng so với cuối năm 2013. Huy động và cho vay tiền gửi của SHB tại các tổ chức tín dụng khác chênh lệch ròng so với nhận tiền gửi các TCTD khác là 5.500,1 tỷ đồng. Điều này phán ánh SHB có nguồn vốn dư thừa và đảm bảo khả năng an toàn, đảm bảo thanh khoản tốt trong hoạt động kinh doanh năm 2014

4/. Về hoạt động tín dụng :

- Tổng dư nợ cho vay TCKT và cá nhân SHB đến 30/09/2014 đạt 96.099,75 tỷ đồng tăng 19.590,1 tỷ đồng tương ứng tăng 25,6\% so với cuối năm 2013.

- Công tác thu hồi xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được đặc biệt chú trọng trong 9 tháng đầu năm 2014. SHB đã thực hiện đồng bộ các giải pháp: tập trung quyết liệt thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu; Thực hiện bán nợ xấu cho VAMC; Thực hiện các giải pháp về tái cấu trúc doanh nghiệp để khôi phục và cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh; Xử lý tài sản đảm bảo, xem xét miễn giảm lãi suất; Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền nguồn thu của khách hàng… Kết quả đạt được:  tỷ lệ nợ xấu là 2,4\%, giảm 794,93 tỷ đồng so với cuối năm trước.

- Tăng trưởng tín dụng của SHB được định hướng theo nhóm ngành hàng, khách hàng mục tiêu và tập trung vào một số ngành ít rủi ro như: tập trung đẩy mạnh khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình trở lên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực nông sản, lương thực; năng lượng, giao thông, tiêu dùng, dịch vụ,... Đồng thời SHB đẩy mạnh cho vay đối với các lĩnh vực được khuyến khích phát triển tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng khách hàng vững chắc cho SHB như: nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao. Tham gia tài trợ vốn cho nhiều dự án lớn, trọng điểm của quốc gia như  nhiều tuyến đường thuộc Quốc lộ 1A, dự án cơ sở hạ tầng cầu đường tại TP. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Dương, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giúp SHB đẩy mạnh tín dụng dài hạn, an toàn.

5/. Hoạt động dịch vụ ngân hàng:

Trên nền tảng công nghệ hiện đại sau khi tích hợp thành công, SHB đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng, nhiều tiện ích ngân hàng bán lẻ hiện đại trên toàn hệ thống SHB. Trong 9 tháng đầu năm 2014, SHB chú trọng việc phát triển các sản phẩm phi tín dụng nhằm tăng tổng thu nhập của SHB đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng:

Tổng doanh số bảo lãnh đạt: hơn 10.000 tỷ đồng tăng 4.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số thanh toán quốc tế đạt gần 1,8 tỷ USD tăng hơn 500 triệu USD so với cùng kỳ năm 2013. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối đạt 1,6 tỷ USD

8/. Thu nhập thuần, lợi nhuận trước thuế.

STT

Chỉ tiêu

Quý 3/2014

30/09/2014

Ghi chú

1.1

Thu thuần từ lãi và các khoản tương tự

          734.9

1.844,74

 

1.2

Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ

            29.0

166,85

 

1.3

Lãi/lỗ thuần từ kd ngoại hối

            13.8

46,86

 

1.4

Lãi/lỗ thuần từ mua bán ck kinh doanh, ck đầu tư

-19.7

27,75

Hoạt động kinh doanh chứng khoán trong quý III/2014 của SHB chưa có lợi nhuận do ảnh hưởng biến động thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chứng khoán của SHB lũy kế trong 09 tháng đầu năm vẫn lãi 27,75 tỷ đồng, tăng so với năm 2013.

1.5

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác

            34.3

101,17

 

1.6

Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần

             4.8

7,55

 

2

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG VÀ DỰ PHÒNG

         561.6

1.453,97

 

3

Chi phí hoạt động quản lý

          430.9

1.097,28

 

4

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

          130.7

356,69

 

5

Tổng lợi nhuận trước thuế

         235.5

740,95

 

 

Chi phí thuế TNDN hiện hành tạm tính

           45.1

148,57

 

6

Lợi nhuận sau thuế

         190.4

592,39

 

So với cùng kỳ năm 2013 tổng thu nhập thuần và tổng lợi nhuận của SHB tăng trưởng cao.

* Việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 tháng đầu năm 2014 là 356,69 tỷ đồng trong khi nợ xấu nợ quá hạn của SHB giảm mạnh từ 4,08\% cuối năm 2013 xuống còn 2,4\% thời điểm 30/09/2014 do:

- SHB trích lập dự phòng chung của các khoản dư nợ tăng thêm trong 09 tháng đầu năm 2014. – SHB trích lập dự phòng theo quy định của các khoản nợ tồn đọng Vinashin.

III. Một số kế hoạch lớn, trọng tâm triển khai trong Quý IV/2014.

1. Phấn đấu đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu đưa SHB vào nhóm Ngân hàng TMCP có quy mô kinh doanh lớn nhất xét về thị phần, thị trường và số lượng khách hàng.

2. Tăng cường vai trò công tác quản trị điều hành hệ thống của các khối, trung tâm, phòng, ban, Hội sở chính với các phòng, ban các đơn vị kinh doanh trực thuộc theo ngành dọc để nâng cao chất lượng hiệu quả điều hành hoạt động kinh doanh; đặc biệt chủ động theo dõi ứng phó kịp thời với diễn biến thị trường để có quyết định kịp thời, phù hợp với diễn biến của thị trường và phù hợp với yêu cầu phát triển của SHB.

3. Đẩy mạnh phát triển thị phần đối với các mảng kinh doanh chính: Huy động thị trường I, tín dụng, thẻ nội địa và thẻ quốc tế và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, mang tính cạnh tranh cao. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng toàn hệ thống. Tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, các dự án trọng điểm, dự án lớn có hiệu quả.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mot-so-thong-tin-hoat-dong-quy-iii-va-thang-9-dau-nam-cua-shb-a69216.html