+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh áo dài phong cách Hoàng hậu Nam Phương của Lý Nhã Kỳ

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Lý Nhã Kỳ chọn phong cách áo dài cổ xưa, mang dấu ấn cung đình, quý phái của Hoàng hậu Nam Phương trong chuyến đi tới Pháp lần này.

    (ĐSPL) - Với mong muốn cái tên Việt Nam gây được những ấn tượng đặc biệt ở sự kiện này, Lý Nhã Kỳ chọn phong cách áo dài cổ xưa, mang dấu ấn cung đình, quý phái của Hoàng hậu Nam Phương. 

    Trước giờ lên đường đi Pháp tham dự khai mạc triển lãm “Mở nút thời trang” tại bảo tàng Les Arts Décoratifs (Paris) mà cô làm nhà tài trợ, Lý Nhã Kỳ đã tới thử áo dài của Nhà thiết kế Võ Việt Chung thiết kế riêng cho cô ở sự kiện này.

    Với mong muốn cái tên Việt Nam gây được những ấn tượng đặc biệt ở sự kiện này, Lý Nhã Kỳ chọn phong cách áo dài cổ xưa, mang dấu ấn cung đình, quý phái của Hoàng hậu Nam Phương. Lý Nhã Kỳ tin rằng, với không gian cổ điển, nguy nga của Viện bảo tàng Les Arts Décoratifs nổi tiếng, áo dài phong cách Hoàng hậu Nam Phương sẽ thể hiện được sự quyền quý và gây chú ý với khách quốc tế.

    Lý Nhã Kỳ vốn rất thích áo dài kiểu hoàng hậu Nam Phương, với cô, đó là vẻ đẹp rất đậm chất của áo dài Việt Nam, thể hiện được những nét đẹp của văn hoá, lịch sử Việt Nam rất đáng tự hào khi bước ra thế giới…..

    2 bộ trang phục được thiết kế riêng cho cựu đại sứ du lịch Việt Nam – Lý Nhã Kỳ tham dự triển lãm tại bảo tàng Arts Décoratifs (Paris, Pháp) lấy ý tưởng từ BST “Cô Ba xứ Việt” nổi tiếng của NTK Võ Việt Chung với chất liệu lãnh Mỹ A truyền thống và đã từng được giới thiệu rộng khắp các nước trên thế giới.

    Khi nhận được lời mời thiết kế riêng cho Lý Nhã Kỳ, anh đã nghĩ ngay đến hình ảnh hoa sen (quốc hoa của Việt Nam) trên chiếc áo “Cô Ba xứ Việt” và thiết kế thêm những chi tiết mới, kết hợp thêm hai màu sắc đặc trưng của cung đình vua chúa Việt Nam xưa là màu nhũ vàng và nhũ bạc.

    Cả hai chiếc áo là tác phẩm nghệ thuật vô giá mà NTK Võ Việt Chung cùng các nghệ nhân đã mất 1 năm để hoàn thành. Điều đặc biệt, hoa sen trên áo là hoa sen trong trang trí mỹ thuật thời Lý – Trần). Đây là thời kỳ thái bình thịnh trị, khi đó Phật giáo phát triển, chùa Phật được xây dựng rất nhiều. Với sự tinh tế trong bố cục, khéo léo trong kỹ thuật, giản dị trong thể hiện… họa tiết sen đã khoe sắc như một sự kết tinh giữa nghệ thuật và tâm thức của người Việt.

    Họa tiết sen vàng được thể hiện theo lối hiện thực, là những họa tiết được lấy trên bình gốm cổ. Họa tiết sen bạc được thể hiện theo lối cách điệu, những chi tiết được lấy từ những hoa văn trang trí trong các đình, chùa, cung điện… Tất cả đều được NTK Võ Việt Chung đưa vào chất liệu Lãnh Mỹ A truyền thống càng tăng thêm được giá trị lịch sự và hồn dân tộc.

    Các trang sức đi kèm mang phong cách từ thế kỷ 19 , phảng phất nét vương giả của hoàng hậu Nam Phương và các thứ phi trong triều đình vua chúa xưa nhưng vẫn rất quyền uy và mạnh mẽ. Khăn vấn vàng và khăn xếp bạc được trang trí những cánh hoa sen vàng và những hạt ngọc trai cũng như đá quý…

    Trong thời gian sắp tới, 2 bộ trang phục này sẽ được triễn lãm và trình diễn tại New York và các thành phố lớn trên thế giới cũng như sự kiện “Lụa Tân Châu qua một thế kỷ của NTK Võ Việt Chung.

    Photo: Nguyễn Háo Mộng Long
    Makeup: Nguyễn Hùng
    Tóc: Phùng Thành Phương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-ao-dai-phong-cach-hoang-hau-nam-phuong-cua-ly-nha-ky-a83160.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan