+Aa-
    Zalo

    Cận cảnh bàn tay đứt rời được nối

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các bác sĩ bệnh viện (BV) Đa khoa Đà Nẵng đã phải tiến hành cuộc mổ trắng đêm, ghép kéo dài 7 tiếng từ 23h30 đến 6h30 sáng.

    Các bác sĩ bệnh viện (BV) Đa khoa Đà Nẵng đã phải tiến hành cuộc mổ trắng đêm, ghép kéo dài 7 tiếng từ 23h30 đến 6h30 sáng.

    Ngày 23/4, bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Khoa ngoại bỏng tạo hình, bệnh viện Đa khoa TP.Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ ở đây vừa thực hiện thành công ca nối bàn tay vi phẫu bị đứt lìa.

    Sức khỏe - Xuyên đêm nối bàn tay bị đứt lìa của một người đàn ông ở Quảng Ngãi

    Bác sĩ Khánh chăm sóc bàn tay vừa được "cứu" sống.

    Bệnh nhân là anh Phạm Thế M. (31 tuổi), ngụ tỉnh Quảng Ngãi. Khoảng 20h ngày 10/4, cánh tay của anh M. bị chém đứt lìa. Người thân vội vàng đưa nạn nhân và phần cơ thể đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi các bác sĩ sơ cứu, anh M. được chuyển viện ngay trong đêm.

    3 giờ đồng hồ sau, anh M. nhập viện Đa khoa . Do đây là trường đặc biệt nên các bác sĩ bỏ qua các thủ tục không cần thiết mà khám và đưa ra phương án xử lý là nối bàn tay vi phẫu theo quy trình mổ cấp cứu ưu tiên.

    Ca phẫu thuật được thực hiện ngay sau đó do bác sĩ Khánh cùng bác sĩ Nguyễn Văn Hòa, khoa Ngoại chấn thương và Chỉnh hình thực hiện, kéo dài từ 23h30 ngày 10/4 đến 6h30 ngày hôm sau. Theo bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, đây là một trường hợp khó vì ở nửa bàn tay các mạch máu và thần kinh đã phân chia và nhỏ hơn nên đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác. Qua 12 ngày điều trị, bàn tay tiến triển tốt và trong quá trình điều trị không xảy ra phù nề hay nhiễm trùng, các xét nghệm và siêu âm mạch máu cũng cho biết các sự lưu thông mạch đã ổn định và bệnh nhân sẽ sớm được xuất viện. Bệnh nhân sẽ được tập phục hồi chức năng  và các biện pháp khác để nhanh chóng cải thiện chức năng của bàn tay được nối.

    Điều quan trọng nhất của ca phẫu thuật là phải hồi lưu máu đủ, định vị lại hệ thống thần kinh và gân để bàn tay có thể “sống” và hoạt động lại được. Những sợi chỉ được sử dụng trong ca phẫu thuật nhỏ bằng hoặc nhỏ hơn sợi tóc nên cần có kính lúp phóng đại.

    Sau hơn 10 ngày phẫu thuật, các đầu ngón tay của bệnh nhân hồng, ấm, có thể nhúc nhích nhẹ. Theo kết quả siêu âm, mạch máu tốt, không có dấu hiệu bị hoại tử.

    Theo bác sĩ Khánh, khi bàn tay bị đứt lìa, việc nối ghép trong vòng 6 giờ đồng hồ được xem là “thời điểm vàng”. Thời gian không được nối ghép càng kéo dài thì cơ hội cứu bàn tay càng thấp.

    Bác sĩ đưa ra khuyến cáo đối với những tai nạn bị đứt lìa tứ chi, đứt lìa bộ phận cơ thể, đó là bảo quản phần đứt lìa đúng cách.

    “Trong trường hợp gần những bệnh viện lớn có khả năng nối chi thì ngay lập tức bọc trong khăn sạch chuyển đến bệnh viện nhanh nhất có thể. Nếu ở xa bệnh viện thì rửa sạch, bọc trong khăn sạch, bỏ vào túi ni lông buộc kín rồi bỏ vào nước mát có ướp đá lạnh chứ không ngâm trực tiếp vào đá lạnh gây bỏng lạnh, dẫn đến hoại tử mô. Và thời gian vàng để ghép nối phần đứt lìa thành công là trước 6 tiếng”, bác sĩ Khánh cho biết.

    Hiện nhiều người nhà bệnh nhân có cách bảo quản chi rất sai lầm đó là để trực tiếp phần chi bị đứt trong đá lạnh… Việc này vô tình sẽ làm chi đứt lìa bị bỏng lạnh, dẫn đến thất bại sau nối chi, bệnh nhân có thể sẽ vĩnh viễn không được cứu phần chi bị đứt.

    Nam Anh (T/h)


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-canh-ban-tay-dut-roi-duoc-noi-a227328.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan