+Aa-
    Zalo

    Cần làm rõ sự việc xả lũ bất thường ở các đập cạnh khu vực chôn rác

    • DSPL
    ĐS&PL Việc xả nước ở các con đập ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) một cách bất thường khiến người dân lo lắng về việc chất thải được chôn lấp ở đầu nguồn sông Trí sẽ lan rộng.

    Việc xả nước ở các con đập ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) một cách bất thường khiến người dân lo lắng về việc chất thải được chôn lấp ở đầu nguồn sông Trí sẽ lan rộng đến môi trường, sức khỏe người dân.

    [mecloud]XUqaF9kyoy[/mecloud]

    Khi khu vực chôn các chất thải của Formosa nằm trong phạm vi tác động của nước xả lũ, chúng ta sẽ rất khó để kết luận là khu vực đó có bị ô nhiễm hay không, ô nhiễm ở ngưỡng nào.

    Việc xả nước ở các con đập ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) một cách bất thường khiến người dân lo lắng về việc chất thải được chôn lấp ở đầu nguồn sông Trí sẽ lan rộng đến môi trường, sức khỏe người dân. Thậm chí, có người còn cho rằng, việc xả nước để “phi tang” chất thải từ Formosa (?).


    Xung quanh vấn đề này, PV báo điện tử Người Đưa tin đã có cuộc trao đổi với GS.TS.Nguyễn Hữu Ninh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và phát triển Môi trường CERED (người Việt Nam đầu tiên được xướng tên trong lễ trao giải Nobel Hoà bình năm 2007).

    GS.TS. Nguyễn Hữu Ninh nhận định: “Việc chôn lấp chất thải rắn của Formosa (cụ thể là chôn ở trang trại Giám đốc công ty Môi trường-PV) nếu không làm đúng quy trình kĩ thuật thì nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe con người không thể tránh khỏi.

    GS.TS.Nguyễn Hữu Ninh, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục và phát triển Môi trường CERED (ảnh Internet)

    Từ trước đến nay, việc chôn lấp rác thải, kể cả rác thải sinh hoạt đều có các quy trình cũng như tiêu chuẩn khắt khe từ vị trí bãi chôn lấp, cấu tạo của nền bãi chôn lấp và hệ thống thu gom và sử lý nước rỉ rác”.

    Theo GS.TS Nguyễn Hữu Ninh, vị trí bãi chôn lấp phải cách xa khu dân cư, nguồn nước cũng như phù hợp điều kiện môi trường vùng xung quanh. Trong khi lớp nền bãi chôn lấp phải hạn chế được khả năng thấm nước rỉ rác (nước này có thể tạo ra do quá trình phân giải sinh học các chất có thể phân hủy trong môi trường kết hợp với nước mưa hòa tan các chất trong rác thải) thấm xuống đất và thấm vào mạch nước ngầm.

    “Bãi chôn lấp chất thải công nghiệp, kể cả nguy hại hay không nguy hại cũng phải có hệ thống nền tiêu chuẩn, để hạn chế sự hòa tan và thâm nhập các chất độc hại như kim loại nặng, hóa chất có trong rác thải vào môi trường.

    Vì thực tế, kể cả khi rác thải công nghiệp dù đã ở dưới ngưỡng nguy hại thì vẫn có thể tồn tại các chất độc hại như kim loại nặng và hóa chất công nghiệp. Các chất độc hại này sẽ hòa tan và ngấm vào mạch nước ngầm”, GS.TS.Ninh nhấn mạnh.

    Liên quan đến câu chuyện Formosa chôn chất thải trong trang trại của Giám đốc công ty Môi trường, dưới góc nhìn của nhà chuyên môn, GS.TS.Ninh nhận định: “Nếu bãi không chống thấm và xử lý nước rỉ rác tốt thì chúng sẽ đi vào đất và nước gây ảnh hưởng tới tài nguyên nước ngầm và có thể cả tài nguyên nước mặt. Chất thải từ hoạt động sản xuất ngang thép có rất nhiều thành phần nguy hại vì nó có nhiều kim loại nặng cũng như các hóa chất như xyanua…”.

    Ngay sau khi sự việc chấn động trên vừa được phát hiện, người dân hoang mang lo lắng về môi trường sống cũng như sức khỏe bị ảnh hưởng, thậm chí ảnh hưởng đến đời con cháu thì họ lại càng bức xúc hơn khi các đập nước gần vị trí chôn chất thải bất ngờ xả lũ.

    Người dân nghi ngờ việc làm này là để “phi tang” nơi chôn chất thải rắn của Formosa. Chẳng có lý gì để các đập thượng nguồn đồ ạt xả nước bất thường giữa mùa hè. Phải chăng việc này sẽ xóa dấu tích, gây khó khăn cho việc xác minh làm rõ sai phạm (?).

    Dư luận không đồng tình và cho rằng việc giao chất thải cho chính đơn vị vi phạm sẽ không đảm bảo tính khách quan.

    Chia sẻ với PV, GS.TS.Ninh cho rằng, người dân lo lắng như vậy cũng rất có cơ sở. “Trong bãi chôn lấp “bí mật” ở trang trại của ông Giám đốc công ty Môi trường ở Kỳ Anh đã chôn lấp một số lượng lớn chất thải từ Formosa.

    Trong bãi chôn lấp chưa đạt tiêu chuẩn đó, có thể đã làm lan truyền phần nào đó các chất có trong chất thải (kim loạt nặng, hóa chất...) ra ngoài môi trường. Nếu khu vực chôn các chất ô nhiễm nằm trong phạm vi tác động của nước xả lũ thì việc xả lũ sẽ hòa tan các chất ô nhiễm ấy. Và khi xét nghiệm sẽ không thể kết luận là khu vực đó có bị ô nhiễm hay không, ô nhiễm nặng hay nhẹ như thế nào. Các cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ vấn đề này".

    Theo GS.TS.Ninh, sự việc trên cho thấy, các đơn vị phải tuân thủ quy trình vận chuyển và xử lý chất thải. Mà trước hết là xây dựng các bãi chôn lấp đúng quy chuẩn, theo quy định của các cấp thẩm quyền. Tăng cường các biện pháp công nghệ xử lý cũng như quan trắc để đề phòng và hạn chế các tai biến môi trường có thể liên quan tới bãi chôn. Cộng đồng cần được cùng tham gia giám sát.

    GS.TS Nguyễn Hữu Ninh cho hay: “Dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nghệ An - Hà Tĩnh 6 hôm tới mưa ít, nhiệt độ luôn ở ngưỡng ngoài 34 độ C.

    Các quyết định và thông báo xả để đón lũ trước thường không sớm như thế này. Có nhiều hồ chứa chỉ thông báo 1-4 tiếng trước xả thôi”.

    HƯƠNG LAN

    Nguồn: Người đưa tin

    [mecloud]yblJsMDVVO[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-lam-ro-su-viec-xa-lu-bat-thuong-o-cac-dap-canh-khu-vuc-chon-rac-a139648.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan