+Aa-
    Zalo

    Cẩn thận suy thận, mù mắt vì ăn đồ thừa để qua đêm

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đồ ăn thừa qua một đêm dễ biến chất và sản sinh nitrite - chất có thể chuyển đổi thành nitrosamine và gây ung thư, vì vậy, ăn những món ăn thừa này tiềm ẩn nhiều nguy hại

    Đồ ăn thừa qua một đêm dễ biến chất và sản sinh nitrite - chất có thể chuyển đổi thành nitrosamine và gây ung thư, vì vậy, ăn những món ăn thừa này tiềm ẩn nhiều nguy hại tới sức khỏe.

    Thời gian gần đây, câu chuyện về một anh chàng 31 tuổi, sống tại thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bị mù và liệt do ăn rau qua đêm đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng nước này.

    Theo tờ Fuzhou News, bệnh nhân trên tên là Zeng Chun, từng là một phóng viên. Anh này từng phải nằm phòng cấp cứu gần một tháng do suy thận sau khi ăn thức ăn thừa qua đêm.

    Zeng Chun kể lại rằng khi anh tỉnh dậy thấy cơ thể mình chằng chịt những mũi tiêm. Sau đó, anh bị mù và liệt, chỉ có một mình mẹ già chăm sóc. Câu chuyện của Zeng Chun khiến không ít người cảm thấy tiếc nuối.

    Được biết, đồ ăn thừa qua một đêm dễ biến chất và sản sinh nitrite... Chất này có thể chuyển đổi thành nitrosamine và gây ung thư. Nếu chúng ta ăn số lượng ít thì độc tố chỉ đủ để gây ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, ngộ độc thực phẩm nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây hại cho thận và đe dọa cả tính mạng của bạn. Ngoài nitrite, đồ ăn qua đêm còn bị mất chất dinh dưỡng và chứa nhiều vi khuẩn hơn.

    Các loại hải sản như cua, cá, tôm,… sau khi để qua đêm sẽ sản sinh chất thoái biến của protein, gây nguy hiểm cho gan và thận. Ảnh minh họa

    Điểm mặt những món ăn siêu “nguy hiểm”, thà ném bỏ chứ đừng để qua đêm rồi ăn lại:

    Rau lá xanh để qua đêm là nguy hiểm nhất

    Nếu rau mua với số lượng lớn cùng một lúc, kiến nghị nên ăn càng sớm càng tốt, ví dụ như rau bắp cải, rau bina… Nếu muốn nấu nhiều hơn và để ăn ngày hôm sau, nên lựa chọn các loại củ, để tránh sản sinh quá nhiều nitrite.

    Bình thường, lượng nitrite từ 0,2 đến 0,5 gram có thể gây ngộ độc. Thời gian ủ bệnh là 1-2 ngày và thời gian ngắn là 10 phút.

    Hàm lượng nitrit trong rau thường là 1mg/kg, sau khi để qua đêm nó càng cao. Hàm lượng nitrit của dưa chua và thịt ướp trong tất cả các loại nguyên liệu tương đối cao.

    Không ăn món kho nhừ để qua đêm

    Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, vào mùa hè các món kho nhừ không nên để qua đêm. Mặc dù được bảo quản trong tủ lạnh, cũng không hoàn toàn "phòng ngừa được nguy hiểm", bởi trong tủ lạnh chứa rất nhiều các "sát thủ" ẩn náu, sẵn sàng gây bệnh.

    Hải sản để qua đêm gây hại gan và thận

    Các loại hải sản như cua, cá, tôm… sau khi để qua đêm sẽ sản sinh chất thoái biến của protein, gây nguy hiểm cho gan và thận.

    Nếu đã mua quá nhiều hải sản, có thể cho hải sản sống vào túi hoặc hộp, cho vào tủ lạnh để giữ tươi, lần sau lại lấy ra nấu tiếp, không nên nấu chín hết hải sản rồi để qua đêm, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

    Trứng để qua đêm cũng rất nguy hiểm

    Nhiều người thích ăn trứng lòng đào vừa mềm vừa ngon, nhưng vi khuẩn trong loại trứng này chưa được tiêu diệt, cộng thêm trứng có nhiều chất dinh dưỡng, rất dễ sản sinh vi khuẩn.

    Vì vậy, để tốt nhất, trứng nên được ăn luôn sau khi nấu, tránh để trứng qua đêm.

    Nấm tuyết nên cẩn thận

    Bất luận là nấm tuyết hoang dã hay nấm nhân tạo… đều rất dễ sót lại rất nhiều nitrat. Nếu thời gian không chế biến, nấm sẽ chuyển sang màu vàng, lúc này nấm đã bị nhiễm khuẩn, nếu ăn rất

    Canh không được đặt trong dụng cụ kim loại để qua đêm

    Khi nấu canh, mọi người thường nấu một nồi lớn, để ăn ngày hôm sau. Tuy nhiên, nếu canh để trong nồi nhôm, hoặc nồi sắt trong thời gian dài sẽ gây kết tủa các chất có hại cho cơ thể.

    Không uống sữa đậu nành qua đêm

    Thời hạn sử dụng của sữa đậu nành mới nấu rất ngắn, nên sử dụng trong vòng từ 2-4 giờ ở nhiệt độ phòng, nếu để quá thời gian trên lượng vi khuẩn sẽ tăng lên đáng kể.

    Tốt nhất sau khi nấu chín, nên sử dụng ngay sữa đậu nành, hoặc để nguội và bảo quản trong tủ lạnh để tránh hư hỏng. Tuy nhiên, để sữa trong tủ lạnh không được quá 12 tiếng.

    Để tránh lây nhiễm chéo do vi khuẩn, đồ ăn thừa cũng cần được bảo quản trong hộp đựng sạch sẽ. Mỗi loại cần được để trong một hộp riêng.

    - Thời gian bảo quản không được quá lâu

    Tốt nhất nên ăn trong vòng 5-6 giờ, nếu để thức ăn quá lâu sẽ sinh ra nitrite và aflatoxin, việc đun nóng sẽ không có tác dụng.
    - Trước khi ăn cần đun kỹ

    Ngoài cách bảo quản hợp lý, đun sôi cũng là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe. Sau khi bảo quản đồ ăn trong tủ lạnh, bạn cần làm nóng toàn bộ món ăn đến 100 độ C và giữ sôi trong hơn 3 phút.

    - Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên

    Tủ lạnh của nhiều hộ gia đình không được vệ sinh thường xuyên khiến cho các loại vi khuẩn (đặc biệt là E. coli) sẽ sinh sôi trong môi trường lạnh và ẩm ướt. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây ra bệnh dạ dày. Vì vậy, cứ 3 tháng các gia đình lại nên vệ sinh tủ lạnh một lần.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/can-than-suy-than-mu-mat-vi-an-do-thua-de-qua-dem-a337562.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan