+Aa-
    Zalo

    Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 1/12: Nguyên nhân khiến Nga phản đối hợp tác mới của NATO – Ukraine

    (ĐS&PL) - Nga không thích chương trình hợp tác mới giữa NATO và Ukraine vì nó có bản chất khiêu khích.

    Theo Vietnamnet, ngày 30/11, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay Nga không thích chương trình hợp tác mới giữa NATO và Ukraine vì nó có bản chất khiêu khích.

    Rõ ràng NATO có ý định tiếp tục tương tác với Ukraine. Đây là điều chúng tôi không thích, và hành động của NATO bị xem là khiêu khích đối với những lo ngại của chúng tôi về an ninh", hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Peskov. 

    cang thang nga ukraine moi nhat ngay 1 12 nguyen nhan khien nga phan doi hop tac moi cua nato ukraine
    Ông Peskov. 

    Trước đây, hôm 29/11, sau cuộc họp của các Ngoại trưởng thuộc Hội đồng NATO – Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự và Kiev đã thông qua một chương trình hợp tác mới cho năm 2024 bao gồm an ninh năng lượng và huấn luyện cho quân đội Ukraine.

    Một tuyên bố ngắn được công bố sau cuộc họp cũng đã liệt kê các lĩnh vực hợp tác giữa NATO - Ukraine trong tương lai. Tuy nhiên, không có quyết định chính thức nào liên quan đến khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

    Hội đồng NATO-Ukraine lần đầu tiên họp ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, có sự tham gia của Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.

    cang thang nga ukraine moi nhat ngay 1 12 nguyen nhan khien nga phan doi hop tac moi cua nato ukraine2
    Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: TTXVN.

    Phát biểu sau cuộc họp, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố các nước đồng minh đã phê duyệt một chương trình làm việc đầy tham vọng cho năm tới, bao gồm an ninh năng lượng, đổi mới và khả năng tương tác. Ông Stoltenberg cho biết đang chuyển gói hỗ trợ toàn diện của NATO thành chương trình hỗ trợ kéo dài nhiều năm, giúp Ukraine chuyển đổi sang các thiết bị và tiêu chuẩn của NATO, đồng thời tạo điều kiện cho lực lượng của Kiev có thể tương tác hiệu quả với lực lượng của liên minh quân sự này.

    Các Bộ trưởng Ngoại giao cũng thảo luận về lộ trình Ukraine trở thành thành viên của NATO và đưa ra các khuyến nghị về những cải cách ưu tiên của Ukraine, bao gồm vấn đề chống tham nhũng, củng cố nhà nước pháp quyền và hỗ trợ nhân quyền và quyền của người thiểu số, ANTV thông tin.

    Phương Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cang-thang-nga-ukraine-moi-nhat-ngay-1-12-nguyen-nhan-khien-nga-phan-doi-hop-tac-moi-cua-nato-ukraine-a601765.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan