+Aa-
    Zalo

    Cảnh báo sốc phản vệ khi uống thuốc chống say xe dạng nước

    (ĐS&PL) - Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, Sơn La, thông tin đã cấp cứu thành công một bệnh nhân nữ 70 tuổi, sốc phản vệ nặng sau khi uống thuốc chống say tàu xe.

    Theo thông tin từ Sức khỏe & Đời sống, Bệnh viện Đa khoa Mộc Châu, Sơn La vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 70 tuổi sau khi uống thuốc chống say xe dạng nước khoảng 5 phút đã xuất hiện tình trạng khó thở, buồn nôn, nôn ra thức ăn, hoa mắt chóng mặt, nổi mày đay mẩn ngứa toàn thân. 

    canh bao soc phan ve khi uong thuoc chong say xe dang nuoc
    Bệnh nhân nữ 70 tuổi, sốc phản vệ nặng sau khi uống thuốc chống say tàu xe. Ảnh minh họa

    Bác sĩ chuyên khoa I - Hoàng Thanh Hà, Phó khoa Hồi sức cấp cứu BVĐK Mộc Châu cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng huyết áp không đo được, tim loạn nhịp, kích thích, đại tiểu tiện không tự chủ, khó thở, thở rít, da niêm mạc tái nhợt. Sau hơn một giờ hồi sức cấp cứu, bệnh nhân đã qua giai đoạn nguy kịch.

    Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa tính mạng. Sốc có thể tiến triển trong vòng vài phút. Bệnh nhân có thể bị co giật, không đáp ứng và tử vong.

    Với tình trạng sốc phản vệ, mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng phản ứng dị ứng của mỗi người, số lượng chất dị ứng, tốc độ hấp thụ dị nguyên và thời gian chờ thực hiện điều trị cấp cứu. Do đó, để giảm nhẹ biến chứng, người bị dị ứng có dấu hiệu sốc phản vệ cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thực hiện các bước cấp cứu, giảm những nguy cơ gây biến chứng nặng nề, theo Tri Thức Trực Tuyến.

    Nếu cảm thấy cơ thể đang rơi vào tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng, hãy lập tức gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp. Trường hợp có sẵn ống tiêm tự động epinephrine (EpiPen), có thể dùng ngay khi các biểu hiện đầu tiên xuất hiện. Không nên cố gắng uống bất kỳ loại thuốc nào nếu đang trong tình trạng khó thở. Tuy nhiên, sau đó nạn nhân vẫn cần phải được chăm sóc y tế bởi có thể xảy ra tình trạng tái phát phản ứng sau khi thuốc hết tác dụng.

    Trong lúc chờ cấp cứu, hãy đưa nạn nhân vào một vị trí thoải mái, nâng cao chân để máu lưu thông đến các cơ quan quan trọng; nếu nạn nhân có EpiPen, hãy sử dụng nó ngay lập tức; thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bị ngưng thở cho đến khi cấp cứu đến.

    Thùy Dung(t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-soc-phan-ve-khi-uong-thuoc-chong-say-xe-dang-nuoc-a570490.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan