+Aa-
    Zalo

    Cảnh báo thủ đoạn nhắn tin giả mạo ngân hàng để lừa đảo

    • DSPL
    ĐS&PL Một số đối tượng phát tán tin nhắn giả mạo ngân hàng, nhà mạng, điện lực… gửi tới khách hàng nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

    Bên cạnh nhiều phương thức lừa đảo truyền thống, thời gian gần đây thủ đoạn giả mạo nhà mạng, ngân hàng, thương hiệu,.. để chiếm đoạt tài sản của người dân lại có nhiều diễn biến phức tạp thời điểm cuối năm.

    canh bao thu doan nhan tin gia mao ngan hang de lua dao dspl 2
    Tin nhắn giả mạo ngân hàng được gửi đến khách hàng. Ảnh: Báo Tin tức.

    Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an, từ tháng 9/2022 đến nay, người dân tại một số tỉnh, thành phố lớn thường xuyên nhận được tin nhắn giả mạo của các ngân hàng thương mại (SMS Brandname).

    Các tin nhắn giả mạo thường có nội dung: "Thông báo khách hàng đã đăng ký, kích hoạt dịch vụ tài chính toàn cầu có mức phí sử dụng từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng, nếu muốn hủy thì truy cập vào đường dẫn ...".

    Theo Cục An ninh mạng, đó là tin nhắn giả mạo ngân hàng mà tội phạm lừa đảo tạo lập ra để dẫn dụ người dùng truy cập. Mục đích là đánh cắp thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, mã OTP) trên website mạo danh ngân hàng, sau đó chiếm đoạt tài khoản ngân hàng trực tuyến và toàn bộ số tiền có trong tài khoản của người dân.

    Bộ Công an xác định mỗi ngày, các nhóm tội phạm phát tán thành công từ 40.000 đến 80.000 tin nhắn với mỗi bộ thiết bị.

    Trước tình trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không truy cập các đường link, tên miền lạ được gửi đến email, điện thoại.

    Không cung cấp mã OTP, mã xác nhận cho bất kỳ ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng để tránh sập bẫy lừa đảo.

    Đối với phương thức lừa "giả mạo SMS Brandname", để phòng ngừa sập bẫy, người dân có thể gọi điện thoại đến số tổng đài chính thức (đường dây nóng) của ngân hàng để kiểm tra lại tin nhắn SMS mới nhận được là đúng hay sai; phản ánh nội dung tin nhắn vừa nhận được từ đâu mà có.

    Không công khai thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng... lên các trang mạng xã hội để tránh bị đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng thủ đoạn lừa đảo.

    Các doanh nghiệp viễn thông, cá nhân, tập thể khi phát hiện có đối tượng lắp đặt thiết bị điện tử lạ, nhất là tại khu vực có mật độ dân cư đông đúc cần thông báo cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/canh-bao-thu-doan-nhan-tin-gia-mao-ngan-hang-de-lua-dao-a556362.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan