+Aa-
    Zalo

    Cậu bé 12 tuổi được chẩn đoán sẽ gãy 100 chiếc xương vì mắc bệnh hiếm

    ĐS&PL Mặc dù đã 12 tuổi nhưng cậu bé chỉ cao 40,64cm và nặng 14,5kg, phải đối mặt với nguy cơ gãy xương.

    Jam Press thông tin, bé trai Rohit (12 tuổi, ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) được chẩn đoán mắc chứng xương thủy tinh khi vừa chào đời. Căn bệnh này khiến xương của cậu bé gãy nhanh hơn, khả năng hồi phục chậm.

    Được biết, xương của các bệnh nhân khác có thể gãy vì một cú ngã nhẹ hoặc áp lực nào đó. Riêng với Rohit, chỉ một cú chạm nhẹ đã khiến cậu bé bị tổn thương. Các bác sĩ chẩn đoán, bé trai 12 tuổi sẽ bị gãy 100 chiếc xương trong suốt cuộc đời, trung bình 8 chiếc mỗi năm, ngoài ra cơ thể còn luôn bị cơn đau hành hạ.

    cau be 12 tuoi duoc chan doan se gay 100 chiec xuong do mac benh hiem
    Bé trai 12 tuổi chỉ cao 40,64 cm và nặng 14,5 kg, tay chân không thẳng như những đứa trẻ khác. Ảnh: Jam Press

    Căn bệnh loãng xương cũng kìm hãm sự phát triển của Rohit khi cậu bé chỉ cao 40,64 cm và nặng 14,5 kg. Đôi tay và chân của bé trai không thẳng như những đứa trẻ khác mà bị uốn cong, lưng gù xuống vì áp lực.

    Để tránh gây tổn thương tới xương, cậu bé không thể chơi với bạn bè và phải dựa vào mẹ để di chuyển. Do Rohit không thể đến lớp nên chị gái đã dạy cậu bé học tại nhà. Mặc cho phải đối mặt với nhiều khó khăn và đau đớn, bé trai 12 tuổi vẫn vô cùng lạc quan. Cậu khẳng định căn bệnh không thể ngăn cản ước mơ trở thành bác sĩ của mình.

    Được biết, bệnh xương thủy tinh là bẩm sinh, di chuyển và đột biến gen, tỷ lệ hiếm gặp, khoảng 1/10.000 trẻ. Trẻ được phát hiện sớm, tư vấn tốt sẽ hạn chế các biến chứng, tránh được những bệnh lý bẩm sinh xảy ra ở thế hệ tiếp theo. Dưới đây là một số biện pháp hạn chế sự tiến triển của bệnh:

    - Dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, các yếu tó bổ sung cho xương khỏe mạnh.

    - Duy trì lối sống lành mạnh: Bỏ hút thuốc và hạn chế số lượng rượu tiêu thụ để giảm tác động tiêu cực đến cơ thể.

    - Hoạt động thể chất: Xương là mô sống và sẽ trở nên mạnh, vững chắc hơn khi bạn rèn luyện thân thể thường xuyên. Một số bài tập nâng cơ giúp bạn phòng ngừa gãy xương như  đi bộ, đứng, nâng người và bơi lội. Lưu ý, tất cả người lớn, kể cả người ngồi xe lăn, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu về chương trình tập thể dục thích hợp.

    - Kiểm tra mật độ xương: Mật độ khoáng xương (BMD) đo lường ở các xương khác nhau trong cơ thể, cho biết khối lượng xương đỉnh cao ở người lớn. Ở những người bị xương thủy tinh do tầm vóc ngắn, cột sống cong bất thường, từng gãy xương cột sống hoặc có khung kim loại trong xương, sẽ không thể đạt kết quả BMD chính xác. Đa số người lớn mắc bệnh xương thủy tin có BMD thấp.

    - Dùng thuốc: Tuy không thể chữa trị dứt điểm nhưng thuốc có thể ngăn ngừa gãy xương, tăng khối lượng xương và giảm tiến triển bệnh. Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định loại thuốc phù hợp. Nhiều loại thuốc cần sử dụng lâu dài mới có hiệu quả.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-be-12-tuoi-duoc-chan-doan-se-gay-100-chiec-xuong-vi-mac-benh-hiem-a541700.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan