+Aa-
    Zalo

    Cậu bé mắc chứng loạn thần do áp lực học hành, co giật khi nghe đến việc làm bài tập

    (ĐS&PL) - Dù thường xuyên nằm trong số những học sinh đứng đầu lớp, nhưng cha mẹ bé trai vẫn chưa hài lòng với thành tích này, ép con học thêm liên miên khiến cậu mắc chứng loạn thần do áp lực học hành.

    Câu chuyện đau lòng của cậu bé tên Tiểu Phi 10 tuổi ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Dù là người thông minh có thành tích cao trong học tập thế nhưng những điều đó không thể làm bố mẹ cậu hài lòng. Ngoài các bài tập của thầy cô, Tiểu Phi phải làm thêm nhiều bài tập khác mà mẹ giao hàng ngày.

    Cậu bé thậm chí chỉ được suy nghĩ về việc học mà không có thời gian chơi đùa, làm những việc đúng lứa tuổi của mình. Quá áp lực với những kỳ vọng mà bố mẹ đặt lên vai, Tiểu Phi dần rơi vào trầm cảm.

    Cậu bé mắc hội chứng loạn thần nặng, lên cơn co giật hàng chục lần mỗi ngày. Theo truyền thông địa phương, tháng 5 vừa qua, Tiểu Phi được cha mẹ đưa đi kiểm tra vì thường xuyên co giật và có biểu hiện bất thường về tâm lý. Rất nhanh, bác sỹ tâm lý phát hiện, cha mẹ cậu bé chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

    cau be mac chung loan than do ap luc hoc hanh co giat khi nghe den viec lam bai tap
    Cậu bé co giật khi nghe đến chuyện đọc sách làm bài tập. Ảnh: Chinatimes

    Tiểu Phi chia sẻ, hằng ngày, sau khi làm xong bài tập trong chương trình của trường, Tiểu Phi phải làm thêm bài tập bố mẹ giao nên cảm thấy vô cùng căng thẳng, mệt mỏi và không thể ngủ được. Thậm chí cậu đã khóc to khi bác sỹ yêu cầu điền biểu mẫu kiểm tra tính cách, bởi cậu bé nghĩ mình đang làm bài tập. Khi nhắc đến việc đọc sách, viết chữ hay cầm bút, cậu đều có biểu hiện kích động, thậm chí co giật.

    Các bác sĩ kết luận cậu bé mắc hội chứng loạn thần do bị ép buộc học hành, có rối loạn về cảm nhận, trí nhớ, cảm xúc, hành vi, sự tự ý thức và ý thức về môi trường xung quanh. Tình trạng thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ, cân nặng của Tiểu Phi.

    Điều khiến bác sỹ bất ngờ nhất là cha mẹ Tiểu Phi ban đầu không quan tâm đến triệu chứng của con trai, cho rằng bé "co giật xong rồi tự đứng lên là được". Ngay cả khi Tiểu Phi đã nhập viện, người mẹ vẫn đưa thêm bài tập để ép con học thuộc, rồi đòi ôn tập, kiểm tra. Không còn cách nào khác, bác sỹ phải đuổi cả bố và mẹ bệnh nhân ra ngoài. 

    Hiện sau gần hai tháng điều trị, Tiểu Phi đã trở nên vui vẻ hơn, cân nặng và thời gian ngủ cũng đã khôi phục. 

    Nhiều phụ huynh thường đặt kì vọng lớn và gây áp lực đối với việc học tập của con em. Tuy nhiên, đối với học sinh, vấn đề này thường được suy nghĩ theo hướng ngược lại, khiến con em rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, áp lực và tệ hơn là bị rối loạn tâm thần....

    Vì vậy thay vì tạo áp lực, ép con học thật nhiều, cha mẹ cần tìm cách nói chuyện, chia sẻ với con nhiều hơn. Gần gũi với trẻ giúp cha mẹ hiểu rõ sự việc, hiểu tâm lý của trẻ và có cách xử lý kịp thời.

    Chú ý lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ, cha mẹ cần biết trẻ thích gì, muốn gì. Tuyệt đối tránh áp đặt hoàn toàn ý kiến, mong muốn của bản thân lên con cái.
    Nếu trẻ thích nghệ thuật và thể thao thì nên tạo điều kiện cho trẻ phát triển. Tuy nhiên, các quy tắc cũng được khuyến nghị để giúp trẻ cân bằng giữa việc học và phát triển tài năng.

    Cha mẹ nên hướng dẫn con lập kế hoạch học tập một cách khoa học để đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời, cần nghĩ đến việc dạy cho trẻ một số môn học cần thiết. Tuyệt đối không có tư tưởng học thuộc lòng và ép trẻ học quá nhiều.

    Hãy chắc chắn rằng con bạn có đủ thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và thư giãn, đồng thời khuyến khích chúng dành thời gian cho hoạt động thể chất mỗi ngày. Cha mẹ thậm chí có thể làm việc với con cái của họ.

    Quan tâm đến trẻ nhiều hơn và phát hiện kịp thời những biểu hiện của vấn đề tâm lý học đường. Điều này giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh, đồng thời hình thành nhân cách tốt và nâng cao năng lực bản thân.

    Đừng bao giờ so sánh con bạn với những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Vì mỗi đứa trẻ đều có những khả năng khác nhau. Tốt nhất nên để trẻ phát triển tự nhiên với sự hỗ trợ của cha mẹ.
    Khuyến khích con bạn tìm tỏi và học những điều mới. Bạn có thể cùng con tham gia các hoạt động ngoại khóa để giúp con trau dồi kiến ​​thức và trải nghiệm thực tế.

    Thùy Dung (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-be-mac-chung-loan-than-do-ap-luc-hoc-hanh-co-giat-khi-nghe-den-viec-lam-bai-tap-a585266.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan