+Aa-
    Zalo

    Câu chuyện về gã ăn mày tàn tật và bà lão 70 tuổi khiến ai cũng phải đỏ mặt

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Còn bà lão chủ quán lại nói, “Không, với anh tôi miễn phí. Hãy coi như tôi tặng anh bữa cơm đó. Anh hãy cầm số tiền đó để đi ăn vào những bữa ăn sau”.

    (ĐSPL) - Còn bà lão chủ quán lại nói, “Không, với anh tôi miễn phí. Hãy coi như tôi tặng anh bữa cơm đó. Anh hãy cầm số tiền đó để đi ăn vào những bữa ăn sau”.

    Câu chuyện có thật này khiến tôi đỏ mặt.

    Ngày hôm qua, khi đang ăn sáng ở một quán ăn trên vỉa hè đường phố. Từ phía xa xa, xuất hiện một người đàn ông chừng 50 tuổi, trên người mặc bộ quần áo rách rưới, bẩn thỉu, một bên chân tàn tật đi lại khó nhọc, tay cầm chiếc bát đồng méo mó, đầu tóc rồi bù từ từ tiến đến phía trước.

    Suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu tôi lúc bấy giờ là chắc chắn người đàn ông nghèo khó ấy sẽ tiến lại chỗ tôi xin tiền. Bởi vì ngay chỗ quán ăn sáng này có một ngã tư đèn xanh đỏ, đây là địa điểm lý tưởng để những gã ăn mày xin ăn, xin tiền những người đi đường hay những xe đang dừng đèn đỏ.

    Mặc dù tôi luôn thông cảm cho hoàn cảnh đáng thương của những người ăn xin và vẫn thường xuyên rủ lòng thương cho họ tiền, đồ ăn hay quần áo cũ nhưng tôi lại vô cùng ghét những gã ăn mày thích lởn vởn đến chỗ quá ăn, bởi mỗi lần như thế sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng ăn uống của thực khách. Bạn thử tưởng tượng mà xem, khi bạn đang ăn uống ngon lành, bỗng xuất hiện một gã ăn mày nhem nhuốc, bẩn thỉu, hôi hám tiến lại sát bạn rồi không ngớt lời van xin, thậm chí còn kéo váy áo của bạn nữa. Như vậy, liệu bạn có ăn ngon miệng?

    Đó là còn chưa kể đến những gã ăn mày thích lợi dụng lòng thương hại của người khác rồi bày trò giả vờ đau ốm, tàn tật để xin tiền, nếu xin không được hoặc khi bạn cho họ tiền quá ít thì bạn sẽ gặp rắc rối to với những kẻ đó. Điều này làm tôi thấy chán ngán cảnh phải gặp những người ăn xin.

    Ảnh minh họa.

    Trong tâm trí của tôi, nếu thật sự gã ăn mày đó là người tàn tật, thì trong cuộc sống này còn có rất nhiều người bất hạnh. Nói đi cũng phải nói lại, nếu trời ban cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, cao lớn thì không có lẽ gì bạn lại đi ăn mày, lại sống suốt đời bằng việc xin người khác rủ lòng thương hại. Bởi cuộc sống này ai cũng phải có làm mới có ăn, hãy sống bằng chính sức lao động của bản thân, dùng sức khỏe trời cho để kiếm sống. Bạn có thể làm nghề bốc vác, xe ôm, làm thuê,… tất cả những việc đó đều rất đáng trân trọng. Nhưng nếu bạn dùng cơ thể mình để mong người khác thương hại, chìa tay ra xin tiền thì cuộc sống này đâu còn ý nghĩa, và những người như thế đâu đáng để được sống trên đời này.

    Khi tôi cảm thấy phẫn nộ, căm ghét sự giả dối trên đời này, tôi thường suy nghĩ làm thế nào mới có thể thoát khỏi những hỗn loạn trong của loài người trong xã hội. Nếu tôi nhất quyết không cho anh ta một xu nào, chắc chắn anh ta vẫn sẽ tiến tới quán ăn và xin những người khác. Tôi vẫn cứ cúi đầu xuống ăn, rút trong túi ra chiếc điện thoại di động và giả vờ nghịch nghịch như không hề nhìn thấy gã ăn mày.

    Thế nhưng trái ngược với suy nghĩ của tôi, người đàn ông ăn mặc rách rưới ấy, trên tay vẫn kẹp chiếc bát đồng, lặng lẽ đứng ở trước mặt tôi một lúc, miệng như muốn nói điều gì, rồi từ từ rút ra trong túi áo một cái gì đó…

    Khi đó, chủ quán ăn - một bà lão chừng 70 tuổi quay đầu lại và nhìn thấy gã ăn xin này đang đứng bên cạnh mình. Bà lão lặng lẽ không thể hiện thái độ gì – “cậu cần ăn cơm?, nước? hay chỗ ngồi?...” – bà lão hỏi khẽ gã ăn mày.

    “Không… không phải”, gã ăn mày nói với giọng ấp úng: “Hôm trước, hôm trước tôi đến đây ăn cơm… tôi không có tiền… bây giờ tôi đã có tiền… trả cho cụ, cụ hãy cầm lấy…”

    Ngay lúc đó, tôi ngước đầu nhìn lên, rõ ràng một bên bàn tay gã ăn mày ấy đang cầm tờ hóa đơn đã bị nhàu nát, tay còn lại đang nắm chặt số tiền lẻ cũ kỹ, rồi nhay nhảu vuốt những đồng tiền ấy cho phẳng lại. Sau đó, tiến sát gần bà chủ quán rồi đưa tiền trả lại cho bà cụ.

    Bà lão bối rối đứng im như đóng băng trong chốc lát, rồi bất chợt nhớ ra điều gì, “À, ra là bữa ăn sáng hôm trước, tôi đã nói với anh là không cần phải trả tiền, nó không đáng bao nhiêu…” – bà lão 70 tuổi nói.

    Thế nhưng, gã ăn mày khoác trên người bộ quần áo cũ rách ấy vẫn một mực cương quyết đưa số tiền ấy về phía bà chủ quán, “Không… tôi đã ăn, và dĩ nhiên tôi phải trả tiền cho bữa ăn đó. Chỉ là khi ăn tôi không có tiền, và bà đã thật tốt khi cho tôi ăn mà không cần tiền. Nhưng giờ tôi đã có tiền, số tiền này đủ để trả cho bữa ăn đó đúng không. Tôi cũng là một khách hàng, cũng giống như bao người khác. Và tất nhiên cũng sẽ trả tiền. Chỉ là thứ tự bị đảo lộn, họ trả tiền rồi ăn, còn tôi ăn rồi sẽ quay lại trả bà tiền sau. Tôi cảm ơn vì bà đã ưu ái cho tôi…”.

    Còn bà lão chủ quán lại nói, “Không, với anh tôi miễn phí. Hãy coi như tôi tặng anh bữa cơm đó. Anh hãy cầm số tiền đó để đi ăn vào những bữa ăn sau”.

    Lúc bấy giờ bất giác tôi nhìn lên gã ăn mày, vẫn là gã, một người đàn ông luống tuổi, ăn mặc rách rưới, đầu tóc bù xù, chân tàn tật đi lại khó nhọc… Thế nhưng, cũng ngay giây phút đó bỗng nhiên tôi đỏ mặt, nhìn lại mình rồi lại nhìn về phía anh ta… hóa ra ăn xin không hề đáng ghét đến vậy.

    Trong khi tôi đang lo sợ người ăn mày sẽ đến xin xỏ, làm phiền thì ở ngay đó vẫn có những tấm lòng tốt như bà chủ quán, và có những người nghèo khó nhưng lương thiện như gã ăn mày. Tôi tự nhìn mình, tự trách mình quá ích kỷ. Liệu trong cuộc sống này có bao nhiêu người sẽ phải ‘đỏ mặt’ như tôi?

    Theo Xinhuanet

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cau-chuyen-ve-ga-an-may-tan-tat-va-ba-lao-70-tuoi-khien-ai-cung-phai-do-mat-a173180.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan