+Aa-
    Zalo

    Chân dung 'nam hậu' duy nhất trong lịch sử: Túc trí đa mưu, sở hữu nhan sắc vạn người mê

    • DSPL
    ĐS&PL Chẳng những có vẻ đẹp làm điên đảo hoàng đế, Hàn Tử Cao cũng có cuộc đời lận đận và yểu mệnh hệt như lời nguyền "hồng nhan bạc phận".

    Chẳng những có vẻ đẹp làm điên đảo hoàng đế, Hàn Tử Cao cũng có cuộc đời lận đận và yểu mệnh hệt như lời nguyền "hồng nhan bạc phận".

    Hàn Tử Cao không chỉ có dung mạo đẹp hơn hoa mà còn là người thông minh, tài trí. Ảnh minh họa

    Hàn Tử Cao (538-567), còn gọi là Trần Tử Cao, tên cũ là Man Tử, xuất thân trong một gia đình truyền thống làm nghề nông.

    Hàn Tử Cao sống bằng nghề đóng giày. Khi 16 tuổi, diện mạo của Tử Cao vô cùng khôi ngô, tuấn tú, khiến nhiều người tò mò tới chiêm ngưỡng. Trong "Tình sử", tác giả Phùng Mộng Long đã từng miêu tả vẻ đẹp của Hàn Tử Cao rằng "dung mạo tuyệt mĩ, da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú".

    Chẳng những nam giới mà nữ giới cũng si mê nhan sắc của ông. Một điển cố trong Kinh Thi từng miêu tả Hàn Tử Cao: "Tướng mạo diễm lệ, khuôn mặt trắng nõn, vầng trán cao đầy, lông mày như vẽ, ai gặp đều phải tấm tắc khen ngợi". Nhiều người còn cho rằng những mỹ nhân nổi tiếng như Điêu Thuyền, Tây Thi đều có phần kém sắc khi so sánh với Hàn Tử Cao.

    Nhờ nhan sắc "khuynh thành" của mình, nhiều cô gái trong vùng lũ lượt kéo nhau đến diện kiến rất đông. Nhờ đó, công việc kinh doanh giày của nhà Hàn Tử Cao cũng phát đạt hơn. Hàn Tử Cao cứ thế mà kiếm sông qua ngày. Rất nhiều tiểu thư nhà giàu muốn đưa ông về làm của riêng nhưng đều bị từ chối.

    Một thời gian sau, xã hội loạn lạc, những cuộc chiến xảy ra liên miên, Hàn Tử Cao cùng cha lưu lạc khắp chốn để kiếm sống.

    Ông sống trong thời đại các chư hầu hỗn chiến, thiên hạ đại loạn, binh biến diễn ra trong nhiều năm liên tiếp. Nhưng, bất cứ kẻ địch nào giáp mặt với Hàn Tử Cao đều vứt bỏ vũ khí trong tay, bởi không ai nỡ làm tổn thương vẻ đẹp kiều diễm kia, dù chỉ là 1 sợi tóc. Không những không ra tay với Hàn Tử Cao mà còn đích thân hộ tống ông ra khỏi vòng vây nguy hiểm. Không hổ danh là mỹ nam thời cổ đại, nam nữ đều giết nhau vì ông.

    Sau này, trong thời gian xảy ra Loạn Hầu Cảnh, Hàn Tử Cao lánh nạn ở Kinh sư Kiến An. Kết thúc cảnh loạn lạc, Hàn Tử Cao trên đường trở về quê nhà đã tình cờ gặp Trần Thiến (cháu trai của Trần Vũ Đế Trần Bá Tiên). Mặc dù là thân nam nhi nhưng nhan sắc thiên tiên của Hàn Tử Cao đã khiến Trần Thiến nảy sinh sự thương mến và đã đưa Hàn Tử Cao đi cùng mình.

    Theo dã sử, Trần Thiến có 2 thói xấu là thích đánh người khác và không muốn cho ai qua đêm chung phòng với mình. Tuy nhiên Hàn Tử Cao là ngoại lệ. Ngày Trần Thiến dạy cho Hàn Tử Cao cưỡi ngựa tập võ, đêm lại dạy Hàn Tử Cao đọc sách viết chữ.

    Hàn Tử Cao tuy xuất thân thấp hèn nhưng lại là người thông minh. Được Trần Thiến dạy văn, dạy võ, ông trở thành trợ thủ đắc lực, vào sinh ra tử giúp Trần Thiến xây dựng triều đại nhà Trần. Không ít lần, Hàn Tử Cao chủ động xông pha trận mạc, chinh chiến nơi sa trường. Do đó, các chuyên gia lịch sử còn ghi nhận Hàn Tử Cao là một vị đại tướng quân túc trí đa mưu, thông thạo binh pháp.

    Vua Trần Văn Đế.

    Thời cổ đại, việc hoàng đế có nam sủng (người hầu giường chiếu là nam giới) vốn không phải là chuyện kỳ quái. Tuy nhiên không có ai như Trần Văn Đế (tên hiệu sau khi lên ngôi của Trần Thiến) vì quá si mê Hàn Tử Cao mà muốn phong ông làm hoàng hậu, đưa vào cung hầu hạ.

    Từ khi chưa lên ngôi, Trần Thiến đã từng hứa hẹn với Hàn Tử Cao: "Người ta nói, ta có tướng làm đế vương. Nếu là thật, khi đó ta sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Chỉ là tình yêu đồng tính người đời không chấp nhận". Hàn Tử Cao khi đó đã tự tin tuyên bố: "Thời cổ có hoàng đế là nữ nhân thì cũng có hoàng hậu là đàn ông. Nếu ngài lập ta làm hậu, ta không sợ người đời bàn tán".

    Tới khi lên ngôi, Trần Văn Đế muốn phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu như đã hứa nhưng bị bá quan văn võ ra sức ngăn cản. Trước sự phản đối dữ dội, Trần Văn Đế chỉ có thể phong Hàn Tử Cao làm Hữu Quân tướng quân và không cho ông được rời mình nửa bước.

    Trần Văn Đế một mực si mê Hàn Tử Cao, ông không hề gần gũi với bất cứ phi tần nào, kể cả hoàng hậu.

    Những năm tháng cuối đời, Trần Văn Đế bị bệnh liệt giường. Ông đuổi toàn bộ mọi người ra ngoài, chỉ cho một mình Hàn Tử Cao ở lại trong cung để hầu hạ thuốc thang.

    Chính vì vậy, dân gian coi và tôn thờ Hàn Tử Cao như "bậc mẫu nghi thiên hạ".

    Trước khi chết, Trần Văn Đế còn để lại di cáo, muốn đặt hai con kỳ lân đực bằng đá trước cửa lăng mộ để chứng minh tình cảm của mình dành cho Hàn Tử Cao. Đây được xem như lời tuyên bố của Trần Văn Đế rằng chỉ có Hàn Tử Cao mới xứng đáng làm hoàng hậu. Bởi theo lịch sử, khi vua chúa dựng lăng mộ sẽ đặt một cặp kỳ lân đực - cái trước cửa tượng trưng cho hoàng đế và hoàng hậu, âm dương hòa hợp.

    Ngôi mộ tìm thấy vào năm 2016, được cho là lăng mộ của Trần Văn Đế và Hàn Tử Cao.

    Sau khi Trần Văn Đế qua đời, em họ của hoàng đế là Trần Húc nhiếp chính, định dùng quyền lực ép Hàn Tử Cao làm nam sủng nhưng không được. Sau đó, Trần Húc gán cho Tử Cao tội phản loạn. Khi đó, Hàn Tử Cao vẫn nắm binh quyền trong tay. Tuy nhiên, ông không phản kháng mà chấp nhật bị xử tử ở tuổi 30. Sau khi chết, xác Hàn Tử Cao được chôn cùng với Trần Văn Đế trong lăng mộ. Hàn Tử Cao quyết định như vậy là để bảo vệ gia tộc cũng như tấm lòng trung trinh với Trần Văn Đế.

    Lịch sử Trung Hoa còn có mối tình đồng tính giữa Hán Ai Đế (25 – 1 TCN) và Đồng Hiền (22 – 1 TCN). Sau khi chết đi, Hán Ai Đế cũng cho người xây lăng mộ bên cạnh Đồng Hiền.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-nam-hau-duy-nhat-trong-lich-su-tuc-tri-da-muu-so-huu-nhan-sac-van-nguoi-me-a355887.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan