+Aa-
    Zalo

    Chân dung nhà nghiên cứu tìm ra các chỉ số đánh giá năng lực con người

    • DSPL

    (ĐS&PL) - một loại hình dịch vụ mới giúp các bậc cha mẹ xác định được điểm mạnh, điểm yếu và năng khiếu vượt trội của con trẻ, cũng như giúp cho các cá n

    Thời gian đây tại Việt Nam xuất hiện một loại hình dịch vụ mới giúp các bậc cha mẹ xác định được điểm mạnh, điểm yếu và năng khiếu vượt trội của con trẻ, cũng như giúp cho các cá nhân khám phá và phát huy được năng lực sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Dịch vụ này được biết đến với tên gọi là sinh trắc vân tay.

    Trên thế giới, ngành Sinh trắc học dấu vân tay đã có tuổi đời hơn 200 năm. Đây là một phương pháp đo lường các chỉ số não bộ nhằm đánh giá sự vượt trội của mỗi năng lực mà con người sở hữu.

    Tôi đã nghe nhiều về loại hình dịch vụ sinh trắc vân tay, cũng đã tìm hiểu qua nhiều đơn vị khác nhau và được biết đến Trung tâm nghiên cứu và Phân tích Sinh trắc học dấu vân tay và Trí thông minh đa dạng - Interhouse Research. Giám đốc trung tâm – Th.S Trần Hanh – là người đã bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu và viết ra chương trình sinh trắc vân tay tại Việt Nam. Các công trình nghiên cứu của anh hiện đã được nhà nước công nhận và cấp bản quyền tác giả.

    Th.S Trần Hanh – Giám đốc trung tâm Interhouse Research

    Nhờ một người quen giới thiệu, tôi đã liên hệ trực tiếp với Giám đốc Trung tâm Interhouse Research để tìm hiểu về lĩnh vực khoa học còn rất mới mẻ này. Chiều Hà Nội những ngày cuối năm Đinh Dậu, thời tiết trở nên ấm áp lạ thường. Hẹn gặp anh tại quán nước ẩn sâu trong một con ngõ yên tĩnh của khu Đô thị Văn Quán. Anh xuất hiện đầy bất ngờ với vẻ ngoài giản dị nhưng toát lên vẻ uyên bác và thâm thúy.

    Anh chia sẻ: “Mình được biết đến ngành sinh trắc vân tay từ năm 2013, và nhận thấy rằng đây là một căn cứ khoa học đáng tin cậy bởi lẽ, vân tay là cố định và không thay đổi suốt đời người, vân tay mỗi người đều có sự khác nhau về kết cấu. Trong suốt thời gian hoạt động trong ngành sinh trắc học dấu vân tay, mình là người nghiên cứu và viết ra hệ thống các phương trình, đồng thời trực tiếp phân tích cho hàng nghìn khách hàng, và quan trọng hơn, mình đã tư vấn cho rất nhiều trường hợp bởi mình hiểu rõ những chỉ số phân tích nói lên điều gì về một con người.

    Mình đã gặp rất nhiều trường hợp những đứa trẻ (khoảng từ 4-10 tuổi) có xu hướng phát triển tiềm năng theo hướng thiên tài (theo các chỉ số mà mình phân tích). Nhưng cha mẹ của chúng lại đang định hướng phát triển con trẻ theo một hướng khác, không đúng với khả năng điểm mạnh của chúng. Và khi gặp nhiều trắc trở, những đứa trẻ đó đã phản ứng lại với những kỳ vọng của cha mẹ, đó cũng là lúc mà cha mẹ cho rằng con mình có vấn đề về tư duy.”

    2 công trình nghiên cứu đã được Nhà nước cấp bản quyền của Th.S Trần Hanh

    Như chúng ta đã biết, để đánh giá sự phát triển của một quốc gia, chúng ta căn cứ vào các chỉ số: GDP, GNP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp, nghèo đói… chúng ta cũng có thể đánh giá một Doanh nghiệp thông qua các chỉ số về quy mô vốn, số lượng lao động, doanh thu, chi phí, lợi nhuận hay các chỉ số tài chính khác.

    Vậy con người có chỉ số không?

    Theo Giám đốc Trung tâm Interhouse Research Trần Hanh: “Chúng ta thường hay biết đến các chỉ số thông minh của con người như IQ (Intelligent Quotient) hay EQ (Emotional Quotient). Nhưng thông qua công nghệ sinh trắc học dấu vân tay, chúng ta tìm ra được rất nhiều chỉ số khác.

    Từ hình ảnh dấu vân tay trên 10 ngón tay, sau khi được số hóa sẽ cho ta 10 nhóm chỉ số cơ bản. Các chỉ số cơ bản này phối hợp với nhau bằng những ma trận và hệ phương trình sẽ đưa ra rất nhiều những chỉ số phản ánh những khả năng cụ thể mà chúng ta cần biết như: Bạn sở hữu loại hình thông minh nào? bạn có năng khiếu gì? bạn nên chọn nghề gì sẽ phù hợp với khả năng của bản thân….”

    Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện có rất nhiều đơn vị đang kinh doanh loại hình dịch vụ này bởi những lợi ích mà nó mang lại. Hầu hết các đơn vị mua lại phần mềm từ nước ngoài với mức giá nhượng quyền tương đối rẻ. Các phần mềm này có nguồn gốc xuất sứ chủ yếu từ Malaysia, sau đó được đặt tên dưới nhiều thương hiệu và mẫu mã khác nhau.

    Tuy nhiên, các chỉ số có trong báo cáo phân tích đưa ra rất ít và chủ yếu chỉ mang tính chất định tính, nội dung rất chung chung, chủ yếu là lý thuyết, lịch sử nghiên cứu, giới thiệu về những nhân vật nổi tiếng… không như quảng cáo của người cung cấp dịch vụ. Đa số các đơn vị này đều chỉ là làm thương mại, họ không có sự nghiên cứu tỉ mỉ nên không hiểu mình đang bán cái gì, nhân viên tư vấn kết quả phân tích thì hời hợt, thiếu kiến thức cả về ngành sinh trắc học cũng như tâm lý học.

    Trong khi đó, qua tìm hiểu báo cáo phân tích của Interhouse Research, tôi đếm sơ bộ thấy có hơn 200 chỉ số để nói về một con người, mức độ chi tiết thể hiện rõ rệt. Nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sinh trắc vân tay vẫn phải công nhận báo cáo phân tích sinh trắc vân tay của Interhouse Research thuộc dòng cao cấp mặc dù mức giá ngang bằng với dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

    Giám đốc Trung tâm Interhouse Research cũng cho biết dự định sắp tới sẽ ra mắt cuốn sách về ngành sinh trắc học dấu vân tay mà anh đã thai nghén suốt 2 năm nay. Đây là những kiến thức tổng hợp trong suốt quá trình nghiên cứu và trải nghiệm của anh đối với ngành khoa học mới mẻ này.

    Anh tâm sự: Làm cái nghề này là giúp cho con người ta hiểu rõ bản thân cũng như xác định rõ năng lực sở trường, sở đoản, từ đó mới định hướng được những việc có khả năng làm tốt nhất trong tương lai. Vì vậy mình phải làm thật chính xác, và nhất là phải có cái tâm. Nếu chỉ chạy theo lợi nhuận thì mình đã bán cái phần mềm này cho nước ngoài từ lâu rồi.

    Phúc Thông

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chan-dung-nha-nghien-cuu-tim-ra-cac-chi-so-danh-gia-nang-luc-con-nguoi-a217804.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.