+Aa-
    Zalo

    Chạy cao tốc TP.HCM - Trung Lương 120km/h có khả thi?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thì quy định cho xe chạy 120 km/h trên đường cao tốc tuyến TP.HCM - Trung Lương dường như không có tính khả thi.

    (ĐSPL) - Hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thì quy định cho xe chạy 120 km/h trên đường cao tốc tuyến TP.HCM - Trung Lương dường như không có tính khả thi.

    Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu Cục Quản lý đường bộ IV điều chỉnh tốc độ khai thác tuyến đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương từ 100 km/giờ lên 120km/giờ đúng tốc độ thiết kế của dự án được duyệt.

    Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc điều chỉnh tốc độ trên tuyến đường TP.HCM - Trung Lương nhằm đảm bảo an toàn giao thông, tăng khả năng lưu thông và khai thác hiệu quả đối với tuyến đường này.

    Tuy nhiên, thực tế nhiều tài xế không dám chạy với tốc độ này vì hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, không thể đảm bảo khoảng cách an toàn.

    Mật độ xe lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương khá dày khó có thể đạt được tốc độ tối đa theo quy định. Ảnh Tuổi trẻ. 

    Anh Nguyễn Văn Thảo (tài xế xe dịch vụ ở TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết trên Tuổi trẻ, mỗi khi vào đường cao tốc mà gặp xe đông thì không thể đi với tốc độ nhanh, mà bắt buộc phải giảm tốc độ còn 60-70 km/giờ. Khi đó các xe chỉ còn cách nhau 10-20m, rất nguy hiểm.

    Nhiều tài xế cho rằng, chất lượng mặt đường hiện nay không được tốt chính là lý do đáng lo ngại nhất khi tốc độ được nâng lên 120 km/h.

    Tại tuyến đường cao tốc này, ở các điểm tiếp giáp cầu đều không được bằng phẳng, khi xe chạy qua đều bị xóc mạnh. Thậm chí, có chỗ mặt đường bị nhô lên cao cả vài cm, khiến nhiều xe đang chạy bình thường thì đột nhiên bị "nhảy ngựa".

    Hơn nữa, số lượng xe lưu thông trên tuyến đường này thường khá đông. Trong khi đó, chỉ có hai làn đường dành cho xe chạy, còn một làn dành cho xe dừng khẩn cấp khi xảy ra sự cố. Vì vậy, khó có thể giữ khoảng cách an toàn 100m như khuyến cáo từ các biển báo.

    Trước đó, hồi tháng 10/2014, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có văn bản yêu cầu điều chỉnh tốc độ tối đa cho phép của xe cơ giới trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây và Đại lộ Thăng Long có tốc độ tối đa cho phép 120km/giờ. Đường cao tốc trên tuyến đường vành đai 3, đoạn từ phía Bắc cầu Thanh Trì đến nút giao Mai Dịch tốc độ tối đa cho phép 100km/giờ.

    Song, thực tế theo ghi nhận của PV VTC tại tuyến đường vành đai 3, các phương tiện cũng chỉ lưu thông được với tốc độ 40 - 50 km/h đối với xe tải, 60 - 70 km/h đối với xe 4 chỗ.

    Nguyên nhân là do số lượng phương tiện lưu thông trên tuyến đường này khá lớn. Hơn nữa, theo các lái xe tại đây cho biết, mặt đường cũng chưa đủ điều kiện an toàn để có thể đáp ứng theo quy định của cơ quan chức năng. 

    Như vậy, khi hạ tầng giao thông đường cao tốc còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thì tính khả thi của quy định này là khó có thể thực hiện.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chay-cao-toc-tphcm---trung-luong-120kmh-co-kha-thi-a85627.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan