+Aa-
    Zalo

    Chạy thận nhân tạo: Những biến chứng và tác dụng phụ nguy hiểm

    • DSPL
    ĐS&PL Bệnh nhân chạy thận nhân tạo đều gặp phải các phản ứng phụ do phương pháp này chỉ có thể bù đắp một phần cho chức năng của thận.

    Bệnh nhân chạy thận nhân tạo đều gặp phải các phản ứng phụ do phương pháp này chỉ có thể bù đắp một phần cho chức năng của thận.

    Trên trang thông tin chính thức của tổ chức Dịch vụ y tế Quốc gia Anh (NHS), thì những bệnh nhân chạy thận nhân tạo dễ dàng gặp phải các biến chứng và phản ứng phụ như sau.

    1. Mệt mỏi

    Cảm giác mệt mỏi, cạn kiệt sức lực và một trong những phản ứng phụ phổ biến ở những người sử dụng một trong hai hình thức lọc máu lâu dài. Sự mệt mỏi của bệnh nhân là do sự kết hợp của:

    - Mất chức năng thận bình thường

    - Các phản ứng xảy ra khi chạy hệ thống thẩm tách

    - Các hạn chế ăn kiêng liên quan đến chạy thận

    - Căng thẳng và lo âu

    Bạn nên nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng để xem liệu chế độ ăn uống của mình có cần được điều chỉnh gì làm tăng mức năng lượng cung cấp cho cơ thể hay không.

    Tập thể dục thường xuyên cũng khiến bạn giảm bớt mệt mỏi khi chạy thận. Ban đầu việc tập luyện có thể khó khăn nhưng nếu thật kiên nhẫn, bạn sẽ thấy được nó có lợi ích rất nhiều.

    Hãy luyện theo chế độ vận động vừa phải như đạp xe, chạy bộ, đi bộ hoặc tốt nhất là bơi lội. Bạn hãy hỏi bác sĩ phụ trách chạy thận cho bạn để họ tư vấn những loại hình vận động phù hợp.

    2. Huyết áp thấp

    Huyết áp thấp là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất của việc chạy thận nhân tạo. Đó là do việc mất nước trong suốt quá trình lọc máu. Huyết áp thấp thường khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và chóng mặt.

    Cách tốt nhất để giảm thiểu các triệu chứng của huyết áp thấp là chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống rồi mà vẫn chưa có tác dụng, vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ trách vì lượng chất lỏng được sử dụng trong quá trình thẩm tách có thể cần được điều chỉnh.

    3. Nhiễm trùng

    Những người đang được thẩm tách máu có nguy bị nhiễm trùng đường huyết. Bởi nếu không cẩn thận, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và lan truyền qua máu, làm suy bại nhiều cơ quan khác của cơ thể.

    Các triệu chứng cảnh báo việc nhiễm trùng bao gồm chóng mặt và sốt cao từ 38 độ C trở lên.

    Nếu bị sốt, bạn hãy gọi điện thoại ngay cho bộ phận lọc máu để được tư vấn. Nếu đúng là bị nhiễm trùng máu, bạn sẽ cần phải nhập viện và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

    4. Chuột rút

    Trong quá trình thẩm tách máu, một số người hay bị chuột rút cơ bắp, thường ở bắp chân. Đó là do các cơ phản ứng với sự mất dịch xảy ra trong quá trình lọc máu.

    Hãy hỏi bác sĩ phụ trách nếu bạn bị chuột rút đặc biệt đau đớn. Có một số loại thuốc để giúp bạn giảm đau trong trường hợp này.

    5. Ngứa ngáy

    Khi chạy thận nhân tạo, nhiều người thường bị ngứa da. Đó là do sự tích tụ các khoáng chất trong cơ thể sau mỗi lần chạy thận gây ra.

    Nếu sự ngứa ngáy của bạn quá sức chịu đựng, hãy hỏi bác sĩ phụ trách. Họ sẽ cho bạn dùng một số loại kem bôi có tác dụng và ẩm da và dịu đi sự ngứa ngáy.

    Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp khác nhau, những bệnh nhân làm thẩm tách máu còn có thể gặp các tác dụng phụ khác như:

    - Khó ngủ ( mất ngủ ) hoặc ngủ gật

    - Đau xương và khớp

    - Mất ham muốn tình dục và rối loạn cương dương

    - Khô miệng

    - Âu lo

    Tác dụng phụ của thẩm tách phúc mạc:

    - Viêm phúc mạc

    Là tác dụng phụ thường gặp khi làm thẩm tách phúc mạc. Viêm viêm phúc mạc có thể xảy ra nếu thiết bị lọc máu không được giữ sạch. Nếu có vi khuẩn trên thiết bị, chúng có thể lan tới phúc mạc (lớp mô mỏng bên trong bụng).

    Cách hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm phúc mạc là giữ cho thiết bị lọc máu sạch sẽ.

    Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phúc mạc bao gồm:

    + Đau bụng

    + Sốt cao từ 38 độ C trở lên

    + Cảm thấy phát ốm lên

    + Cảm thấy ớn lạnh

    + Chất dịch lọc được sử dụng trở nên đục

    Liên lạc với bộ phận lọc máu ngay lập tức nếu bạn phát hiện những triệu chứng này.

    Viêm phúc mạc được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu nhiễm trùng nặng hoặc lặp lại , có thể bạn cần phải chuyển qua thẩm tách máu.

    - Thoát vị

    Những người áp dụng thẩm tách phúc mạc có nguy cơ bị thoát vị cao hơn vì nước bị giữ lại nhiều giờ trong khoang phúc mạc sẽ gây căng cơ trên bụng.

    Triệu chứng chính khi thoát vị là xuất hiện khối u ở bụng. Ấn vào có thể không đau và chỉ có thể được phát hiện khi khám bệnh. Đối với một số người, khi họ làm một số hoạt động nhất định, như bị uốn cong hoặc ho, cũng có thể khiến khối u xuất hiện.

    Để chữa thoát vị thì phải làm phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ sắp lại các mô nhô ra khỏi trong thành bụng của bạn. Các cơ của thành bụng cũng có thể được tăng cường bằng lưới tổng hợp.

    - Tăng cân

    Chất dịc được sử dụng trong quá trình thẩm phân phúc mạc có chứa các phân tử đường, một số trong đó được hấp thu vào cơ thể bạn. Điều này có thể làm tăng lượng calo hàng ngày của bạn lên đến vài trăm calo một ngày.

    Nếu bạn không điều chỉnh được lượng calo dư thừa này bằng cách giảm lượng calo mà bạn ăn hàng ngày và tập thể dục thường xuyên, thì chắc chắn bạn sẽ tăng cân.

    Tuy nhiên bạn đừng nên vì thế mà áp dụng các chế độ ăn kiêng quá khắc nghiệt để làm giảm cân. Bởi các phương thức ăn uống cực đoan sẽ chỉ làm hỏng cơ thể bạn và khiến bạn cảm thấy đau đớn nhiều hơn.

    Theo NHS

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chay-than-nhan-tao-nhung-bien-chung-va-tac-dung-phu-nguy-hiem-a191772.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan