+Aa-
    Zalo

    Chạy xe máy chở con trai 6 tuổi, người đàn ông bị lũ cuốn trôi

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Chạy xe máy trong lúc lũ dâng cao, người đàn ông cùng con trai bị nước cuốn trôi, may mắn đứa bé được cứu.

    (ĐSPL) - Chạy xe máy trong lúc lũ dâng cao, người đàn ông cùng con trai bị nước cuốn trôi, may mắn đứa bé được cứu. 

    Tin tức trên báo VnExpress cho biết, sự việc xảy ra vào chiều 6/12 ở gần cầu Bờ Đắp, xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi).

    Lúc này, ông Ngô Đức Hiệp (47 tuổi) chở con trai 6 tuổi từ TP Quảng Ngãi về quê thăm vợ, cách trung tâm khoảng 13km, khi đi đến địa điểm trên thì nước lũ cuốn trôi.

    May mắn, đứa bé được mọi người phát hiện, cứu kịp thời. Còn ông Hiệp bị nước cuốn mất tích.

    "Ông ấy chỉ cách nhà vợ khoảng 1km thì bị nạn", dân địa phương nói và cho biết đã tìm thấy xe máy của nạn nhân ở gần đó.

    Mưa lũ khiến Quảng Ngãi ngập sâu. Ảnh: VnExpress.

    Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, ông Phan Bình, Bí thư huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành cho biết, vào lúc 8h30 ngày 7/12, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể ông Ngô Đức Hiệp bị lũ cuốn vùi dưới ruộng sâu. 

    Theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, lũ chồng lũ đã khiến 8 người chết, 70 nhà dân sập, hư hỏng nặng, hệ thống giao thông, thủy lợi, công trình nước sạch bị sạt lở nặng, 3.200 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, gây thiệt hại hơn 1.400 ha hoa màu, 100.000 chậu cúc tết...

    Cùng ngày, các địa phương báo cáo sơ bộ, mưa lũ ở miền Trung những ngày qua làm 18 người chết và ba người bị thương. Riêng ở tỉnh Bình Định, mưa lũ gây thiệt hại nặng nề với 8 người chết, 3 người bị thương. Còn ở Quảng Ngãi, mưa lũ cũng khiến 8 người chết.

    Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, chiều nay lũ trên sông Kôn (Bình Định) lên chậm; các sông ở Quảng Ngãi ít biến đổi và ở mức cao; sông Ba (Phú Yên) tiếp tục xuống; các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam có khả năng lên lại.

    Tình trạng ngập lụt tiếp tục diễn ra tại tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, đặc biệt tại các huyện Ba Tơ, Minh Long, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tây, Sơn Hà, Bình Sơn (Quảng Ngãi), Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Ân, Hoài Nhơn, Quy Nhơn (Bình Định).

    Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn, lũ quét trên các sông suối nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt tại vùng trũng, ven sông các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 2 - 3.

    Điều 30 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

    "1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

    a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

    b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

    c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

    d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

    đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

    e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

    2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:

    a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

    b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

    c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;

    d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai".

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chay-xe-may-cho-con-trai-6-tuoi-nguoi-dan-ong-bi-lu-cuon-troi-a173136.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan