+Aa-
    Zalo

    Chỉ tịch thu tài sản đứng tên “quan tham” là vẫn chưa thỏa đáng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) -"Để tịch thu lại tài sản phi pháp mà chỉ dựa vào tài sản đứng tên “quan tham” là chưa thỏa đáng so với thực tế" - ông Hà Tuấn Trung, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

    (ĐSPL) -"Để tịch thu lại tài sản phi pháp mà chỉ dựa vào tài sản đứng tên “quan tham” là chưa thỏa đáng so với thực tế"-ông Hà Tuấn Trung, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

    Trước hết tôi rất ủng hộ việc làm của UBKT Tư Đảng trong vụ việc liên quan đến nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Qua vụ việc này cho thấy, việc kê khai tài sản đối với các cán bộ Đảng viên trong thời gian qua là chưa đạt yêu cầu như kỳ vọng. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được tài sản của cán bộ công chức. Việc để đến khi về hưu được vài năm rồi mới phát hiện ra tài sản phi pháp là muộn so với thực tiễn đòi hỏi trong công tác chống tham nhũng.

    (BGIAY)Ông Hà Tuấn Trung, nguyên ủy viên UBKT Tư: Chỉ tịch thu tà

    Ông Hà Tuấn Trung, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

    Sở dĩ, việc phát hiện tài sản phi pháp của cán bộ có chức quyền hiện nay muộn là vì công tác kê khai tài sản cá nhân đang làm mang nặng tính hình thức. Giám sát việc kê khai tài sản thì nửa vời và không có tính răn đe. Điều này khiến cán bộ, công chức tham lam vẫn ngang nhiên hưởng thụ tài sản phi pháp trong một thời gian dài. Người kê thì kê không đúng thực tế, kê xong, cơ quan lại có chức năng kiểm tra, giám sát lại để đó. Thông tin kê khai không công khai để cho dân biết. Đáng lẽ, đối với tài sản của các cán bộ cấp cao như ông Truyền phải được kê khai rõ và công khai trước dư luận để nhân dân cùng thấy và giám sát. Do không công khai, không có sự giám sát của nhân dân nên dẫn tới việc ai muốn kê khai thế nào thì tùy tiện kê.

    Việc xử lý tài sản phi pháp phải chủ động, không nên để dư luận phản ứng mạnh quá không thể bỏ qua được thì mới bắt tay vào xử lý. Tôi cho rằng, kê khai tài sản rồi để đó thì kê khai làm cái gì. Có thông tin về tài sản mà người kê khai không muốn tiến hành kê khai thì phải điều tra xác minh. Công tác kiểm tra giám sát tài sản của cán bộ, công chức đòi hỏi phải chủ động, còn như hiện nay là bị động. Thực tế để phanh phui những vụ việc tương tự như của ông Truyền không khó. Vấn đề là chúng ta có thực sự chống hay không thôi chứ thông tin hiện nay không thiếu. Liên quan đến vụ việc của ông Truyền, tôi cho rằng, cần thiết phải làm rõ về việc bổ nhiệm một loạt cán bộ trước khi về hưu của ông Truyền. Những cán bộ nào bị phát hiện là bổ nhiệm “có vấn đề” thì phải có hình thức xử lý nghiêm.

    Để tịch thu lại tài sản phi pháp mà chỉ dựa vào tài sản đứng tên “quan tham” là chưa thỏa đáng so với thực tế. Nhiều nước, khi phát hiện ra dấu hiệu tham nhũng ở một cán bộ cấp cao, lập tức họ tiến hành niêm phong, khoanh vùng tài sản của các thành viên trong gia đình. Làm như thế thì mới gọi là làm đến nơi đến chốn.

    PV (ghi)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chi-tich-thu-tai-san-dung-ten-quan-tham-la-van-chua-thoa-dang-a70738.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan