+Aa-
    Zalo

    Chiếc "điện thoại đỏ" từng được sử dụng dưới thời Chiến tranh lạnh giữa Mỹ - Liên xô có gì đặc biệt?

    • DSPL
    ĐS&PL Mỹ hiện đang cân nhắc thiết lập "đường dây nóng" với Trung Quốc, một thiết bị giống với "điện thoại đỏ" từng được sử dụ dưới thời Chiến tranh lạnh. Vậy chiếc "điện thoại" này có gì đặc biệt?

    Dù được gọi là "điện thoại đỏ" nhưng thực tế thiết bị này không chỉ là một chiếc "điện thoại" mà là một hệ thống liên lạc bao gồm máy in điện báo, máy fax, máy tính được bảo mật an ninh và truyền tải các tin nhắn văn bản đã được mã hóa gửi qua lại giữa Điện Kremlin và Lầu Năm Góc. 

    Mục đích lớn nhất của "điện thoại đỏ" dưới thời Chiến tranh lạnh là để tránh nguy cơ xung đột hạt nhân giữa 2 cường quốc hạt nhân thời bấy giờ là Mỹ và Liên Xô. 

    Sở dĩ thiết bị này được đặt đên là "điện thoại đỏ" bởi chúng được sơn màu đỏ để phân biệt với điện thoại đen thường được sử dụng hàng ngày. "Điện thoại đỏ" khi ấy được đặt dưới sự bảo quản của Bộ Tư lệnh Phòng không Lục địa Mỹ. 

    duong day nong duoi thoi chien tranh lanh 1
    Một nhân viên điều hành "đường dây nóng" giữa Washington và Moscow vào đầu những năm 1960. Ảnh: DOD

    Theo NBC, "đường dây nóng" giữa Washington và Moscow được thiết lập từ năm 1963 sau khi Mỹ và Liên Xô đứng trước nguy cơ xung đột sau khủng hoảng tên lửa Cuba. Cuộc khủng hoảng này được cho là đã trở nên trầm trọng hơn do chậm trễ liên lạc. 

    Hệ thống liên lạc này sử dụng thiết bị điện báo và viễn thông do các biên dịch viên quân sự điều khiển, có nhiệm vụ chuyển tiếp các thông điệp từ tổng tư lệnh của họ thông qua đường dây vô tuyến và cáp xuyên Đại Tây Dương. Thông điệp thử nghiệm đầu tiên được gửi từ Washington tới Moscow vào ngày 30/8/1963 với nội dung: "Con cáo nâu nhanh nhẹn nhảy qua lưng con chó lười 1234567890".

    Được biết, chiếc "điện thoại đỏ" đến nay vẫn được bảo quản trong Lầu Năm Góc. Nhiều năm trôi qua, các hệ thống đã được cập nhật với những tiến bộ của công nghệ: vệ tinh, máy fax, máy tính, email. Mục đích là để trao đổi thông tin nhanh chóng. 

    Một điều đáng chú ý, dù được gọi là "điện thoại" nhưng thiết bị này chưa bao giờ được dùng để gửi thông điệp bằng lời nói trực tiếp vì lo ngại tin nhắn có thể bị hiểu sai nghĩa.

    Thiếu tá Glenn Nordine là một trong những phiên dịch viên Quân đội nói tiếng Nga được giao nhiệm vụ vận hành "đường dây nóng" khi nó mới được lắp đặt. Theo đó, ông Nordine cho biết ông đã làm việc trong căn phòng chứa hệ thống liên lạc này từ năm 1966. Tuy nhiên, trong thời gian ông làm việc tại đây, chiếc "điện thoại đỏ" không bao giờ được sử dụng. 

    Ông kể lại: "Những lần duy nhất chiếc điện thoại được sử dụng là để truyền thông điệp thử nghiệm. Trong 1 giờ, người Nga sẽ gửi tin nhắn. Giờ sau đó chúng tôi kiểm tra".

    Tổng thống Mỹ đầu tiên sử dụng "điện thoại đỏ" được cho là ông Lyndon Johnson. Vào năm 1967, ông Johnson đã sử dụng "đường dây nóng" để liên lạc với nhà lãnh đạo Liên Xô đương thời là Alexei Kosygin về cuộc Chiến tranh 6 ngày ở Trung Đông. 

    duong day nong duoi thoi chien tranh lanh1
    Thiếu tướng Glenn Nordine (bên trái). Ảnh: DOD

    Sau đó 4 năm, cựu Tổng thống Richard Nixon đã sử dụng thiết bị này để thảo luận về căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan với nhà lãnh đạo Leonid Brezhnev. Sau đó, vào năm 1973, ông Nixon tiếp tục dùng "điện thoại đỏ" để trao đổi về vấn đề khác ở Trung Đông. 

    Cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng đã dùng "điện thoại đỏ" để bàn bạc về vấn đền Liên Xô đưa quân vào Afghanistan. Trong khi đó, cựu Tổng thống Ronald Reagan được cho là sử dụng thiết bị liên lạc này thường xuyên thay vì chỉ dùng trong tình huống khủng hoảng.

    Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tính cấp thiết của các thiết bị liên lạc này cũng giảm hẳn nhưng không có nghĩa là nhu cầu sử dụng nó không còn. Vào năm 2013, cựu Tổng thống Barack Obama từng cân nhắc việc tái thiết lập "đường dây nóng" trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ-Nga gia tăng. 

    Cụ thể, vào năm này, chính quyền ông Obama đã thêm một kênh liên lạc nhằm gửi email và tệp đính kèm về các sự cố mạng. Tuy nhiên, hệ thống liên lạc này không được đưa vào sử dụng sau đó. 

    Mới đây, một nguồn tin thân cận tiết lộ với CNN rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng đang cân nhắc việc thiết lập một "đường dây nóng" với Trung Quốc, giống với "điện thoại đỏ" dưới thời Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, nguồn tin này cho biết, việc thành lập "đường dây nóng" vẫn cần được nghiên cứu thêm vì chưa chắc phía Trung Quốc đã chấp nhận việc sử dụng thiết bị này. 

    Minh Hạnh (Theo NBC)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chiec-dien-thoai-do-tung-duoc-su-dung-duoi-thoi-chien-tranh-lanh-giua-my-lien-xo-co-gi-dac-biet-a507149.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan