+Aa-
    Zalo

    Chính phủ Mỹ đóng cửa và những hệ lụy

    • DSPL
    ĐS&PL Lễ kỷ niệm tròn một năm nhậm chức Tổng thổng của ông Donald Trump đã “kém vui” khi chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động.

    Lễ kỷ niệm tròn một năm nhậm chức Tổng thổng của ông Donald Trump đã “kém vui” khi chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa vì hết ngân sách hoạt động. Điều này sẽ đẫn đến những hệ lụy rất lớn cho nền kinh tế số một thế giới này.

    Tòa nhà quốc hội Mỹ. - Ảnh: Reuters.

    Ngày 20/1, Chính phủ Mỹ đã chính thức đóng cửa sau khi không dành được số phiếu cần thiết để thông qua dự luật chi tiêu tạm thời trong cuộc bỏ phiếu diễn ra tại Thượng viện. Theo kết quả, dự luật ngân sách chỉ nhận được 50/100 phiếu bầu, ít hơn 10 phiếu để có thể được Thượng viện thông qua.

    Trước đó, ngày 18/1, dự luật chi tiêu tạm thời của Chính phủ Mỹ đã được Hạ viện nước này thông qua. Chính phủ Mỹ hiện hiện đang áp dụng dự luật chi tiêu tạm thời thứ ba kể từ năm tài chính 2018, bắt đầu vào ngay 01/10/2017. Với việc không vượt qua được “cửa ải” Thượng viện, từ ngày 20/1 Chính phủ Mỹ chính thức đóng cửa.

    Nguyên nhân của việc Chính phủ Mỹ đóng cửa được cho là do những bất đồng không thể dung hòa giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về vấn đề người nhập cư. Đảng Dân chủ đang muốn gây sức ép nhằm “mặc cả” cho chương trình bảo vệ người nhập cư bất hợp pháp mà ông Barack Obama từng đề xuất, còn được gọi là “Dreamrs (Những giấc mơ)”.

    Tuy nhiên, vào tháng 9/2017, Tổng thống Donald Trump cho biết sẽ chấm dứt chương trình này. Điều này đã gây tâm lý quan ngại rằng những người thuộc diện “Dreamrs” sẽ bị trục xuất. Theo ông Chuck Schumer, lãnh đạo phe đối lập tại thượng viện, phe Dân chủ đã sẵn sàng “nhượng bộ” thông qua dự luật chi tiêu tạm thời để đổi lấy sự nhất trí của phe Cộng hòa về chương trình “Dreamrs” song điều này không nhận được cái “gật đầu” từ ông Trump.

    Trong lịch sử, đây là lần thứ 13 chính phủ Mỹ đóng cửa. Lần gần đây nhất là vào năm 2013 dưới thời Tổng thống Barack Obama, chính phủ Mỹ tạm ngưng hoạt động trong vòng 16 ngày tại thời điểm đó đã khiến nền kinh tế nước này thiệt hại ước tình 12 tỉ USD, khoảng 80 vạn công chức nghỉ việc mà không được trả lương. Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã phải đóng cửa trong 21 ngày trong hai năm 1995-1996 dưới thời Tổng thống Bill Clinton.

    Với việc Chính phủ Mỹ đóng cửa, nhân viên làm các nhiệm vụ thiết yếu như đảm bảo an ninh quốc gia, dịch vụ bưu chính, dịch vụ y tế, trợ giúp thảm họa, nhà tù, thuế và cung cấp điện vẫn sẽ  tiếp tục làm viêc. Trong khi đó những hoạt động chịu tác động nhiều nhất của việc này là huấn luyện chiến đấu, bảo trì, bảo dưỡng vũ khí, khí tài và hoạt động tình báo.

    Tờ Guardian trích dẫn phân tích của công ty S&P Global, việc Chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ khiến cho nền kinh tế nước này thiệt hại với ước tính 6,5 tỉ USD/tuần. Trong đó, hàng trăm nghìn nhân viên sẽ tạm thời nghỉ việc trong khi khoảng 1,3 triệu quân nhân nước này vẫn phải thực hiện nhiệm vụ mà không được trả lương. Bên cạnh đó, khoảng 95.000 trong số 115.000 nhân viên của Bộ Tư pháp Mỹ sẽ phải làm việc không lương trong thời gian Chính phủ đóng cửa.

    Trong bối cảnh Chính phủ đóng cửa, Thượng viện Mỹ vẫn đàm phán phán để sớm tìm ra giải pháp cho vấn đề “gai góc” này. Đây rõ ràng là món quà “không mong muốn” của Tổng thống Donald Trump nhân dịp kỷ niệm tròn một năm chính thức tiếp quản Nhà Trắng.

    KÔNG ANH

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chinh-phu-my-dong-cua-va-nhung-he-luy-a217178.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan