+Aa-
    Zalo

    Chính phủ yêu cầu không tăng học phí năm học 2023 - 2024

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ theo hướng không tăng học phí năm học 2023 – 2024.

    Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 300/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

    pho thu tuong yeu cau khong tang hoc phi nam hoc 2023 2024 dspl

    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh chính sách học phí vừa phải công khai, minh bạch, tính đúng, tính đủ dịch vụ giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

    Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương tiếp thu ý kiến các đại biểu dự họp, thống nhất với các Bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và không tăng học phí năm học 2023 - 2024; trình Chính phủ trước ngày 8/8/2023.

    Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nội dung xây dựng, ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 81/2021/NĐ-CP theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12/2023.

    Theo VTC News, tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà từng yêu cầu Bộ GD&ĐT cần đánh giá rõ tác động xã hội, đặc biệt ảnh hưởng đến nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, thậm chí không thể đi học do học phí tăng, từ đó, có phương án hỗ trợ cụ thể, "bảo đảm mục tiêu nhất quán trong thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông".

    pho thu tuong yeu cau khong tang hoc phi nam hoc 2023 2024 dspl
    Phó Thủ tướng yêu cầu không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Ảnh minh họa

    "Ở những khu vực có điều kiện kinh tế, cần thúc đẩy xã hội hóa, khuyến khích tự chủ với các cơ sở giáo dục công lập trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí giáo dục, dành ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các nhóm đối tượng chính sách, yếu thế, ở vùng sâu, vùng xa", Phó Thủ tướng nói và nêu rõ nguyên tắc "không giảm ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục".

    Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục nghiên cứu chính sách học phí toàn diện, bài bản, đảm bảo mục tiêu thực hiện xã hội hóa cũng như phổ cập giáo dục phổ thông.

    Thời gian qua, nhiều địa phương, trường đại học công bố lộ trình dự kiến tăng học phí với sinh viên/học sinh năm 2023 - 2024.

    Đáng chú ý, nhiều trường đại học có mức tăng từ 2 - 13 triệu đồng/năm học, hoặc tăng gấp đôi mức phí sinh viên cần đóng theo số tín chỉ học tập. Các địa phương cũng tăng mức học phí lên cao hơn so với năm ngoái theo khung quy định của Nghị định 81.

    Nguyễn Linh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chinh-phu-yeu-cau-khong-tang-hoc-phi-nam-hoc-2023-2024-a585082.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan