+Aa-
    Zalo

    Chọn xe đi phượt thế nào cho đúng?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) bạn cần phải quan tâm đến người bạn chiến mã của mình trước mỗi chuyến đi. Hãy theo dõi bài viết này để biết chọn xe đi phượt thế nào cho đúng chuẩn nhé!
    Chẳng gì có thể thú bằng cảm giác đi phượt bằng xe máy, dừng chân lại và ngắm trọn những khoảnh khắc hai bên đường là một trải nghiệm hấp dẫn đối với bất kỳ ai. Và bởi vì di chuyển bằng xe máy, nên bạn cần phải quan tâm đến người bạn chiến mã của mình trước mỗi chuyến đi. Hãy theo dõi bài viết này để biết chọn xe đi phượt thế nào cho đúng chuẩn nhé!

    1. Xe côn, xe số hay xe ga?

    - Xe số:

    Ưu điểm: Chủ động tăng giảm tốc độ khi cần thiết. Bảo dưỡng dễ dàng.

    Xe số tuy có thể dùng đi phượt nhưng có vẻ chưa phải là giải pháp tối ưu

    Nhược điểm: Cốp nhỏ, dễ bị bắn bẩn. Đèn của xe số phụ thuộc vào ga, khi ga càng mạnh thì đèn càng sáng, trong khi đó thì đèn xe tay ga luôn sáng đều, thậm chí ngay khi không nổ máy.

    - Xe côn tay:

    Xe tay côn là lựa chọn hàng đầu cho các bạn dân phượt

    Ưu điểm: Bạn có thể chủ động tăng giảm số và sử dụng vào ly hợp bằng tay côn, các kỹ thuật vê côn và ngắt côn trong khi chạy bạn cần nắm rõ. Xe số có thể ngắt côn bằng cách dậm cần số, nhưng kỹ thuật này xét cho cùng chỉ mang đến cảm giác "phiêu" cho người lái chứ không có tác dụng gì nhiều, mà lại có thể gây nguy hiểm cho người lái trong một số tình huống.
    Với các dòng xe côn tay underbone như FX, Exciter, Raider... thì tương đối giống với xe số, điểm khác duy nhất là là bộ ly hợp được đóng/ngắt bằng tay, trong khi đó xe số thì chuyển số bằng chân, ly hợp tự đóng thông qua bộ nồi (côn) trước.
    Một ưu điểm nữa của dòng xe côn tay có bình xăng phía trước đó là khả năng chứa được rất nhiều xăng. Mỗi xe motor trung bình có thể chứa được 7-12 lít xăng, đủ để bạn làm một chuyến hành trình dài.
    Nhược điểm: Dòng xe côn tay không có cốp hoặc cốp rất nhỏ. Do vậy bạn phải gắn thêm túi, bỏ vào balo và buộc ở phía sau xe. Kỹ thuật lái thì chắc chắn phức tạp hơn rồi. Cho nên nếu bạn chưa từng lái xe côn tay thì thật là thảm họa! Bạn sẽ có cảm giác lái xe theo kiểu "giựt giựt", hoặc bốc đầu xe cũng nên!

    - Xe ga:

    Ưu điểm: Cốp để đồ rất rộng, dễ điều khiển, ít bị vấy bẩn.

    Nhược điểm duy nhất của xe tay ga là hầu như không thể đi phượt địa hình xa thường xuyên

    Nhược điểm: Sử dụng hộp số vô cấp và dây cu - roa nên khả năng leo đèo dốc khá yếu, bạn không thể chủ động tăng giảm số của xe. Bảo dưỡng thì phức tạp hơn xe số, chi phí bảo dưỡng cao.

    2. Honda, Yamaha hay Suzuki?

    Đây là 3 hãng xe chiếm thị phần nhiều nhất, phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.

    Ba dòng xe phổ biến của dân phượt

    - Honda

    Khá tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng thì rẻ và dễ kiếm, bạn có thể sử dụng phụ tùng "hàng chợ" nếu không có của hãng.

    - Yamaha

    Chạy bốc, tiêu thụ nhiên liệu thì có vẻ hơi cao hơn so với Honda, phụ tùng khá mắc và chỉ có hàng của hãng.

    - Suzuki

    Chạy đầm và tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên phụ tùng rất mắc và nhiều khi không có hàng.
    Tuy nhiên nếu chỉ xét về độ phổ biến của phụ tùng thì Honda là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn, sau đó là Yamaha xếp tiếp theo, cuối cùng là Suzuki.
    Tóm lại, dù chiến mã của bạn là xe gì thì hãy bảo dưỡng nó thật kỹ lưỡng trước mỗi chuyến đi. Và quan trọng là bạn đang đâu, vui không chứ đâu phải là bạn đang đi bằng cái gì.
    Lê Thanh
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chon-xe-di-phuot-the-nao-cho-dung-a171265.html
    Sự kiện: Tư vấn xe ô tô
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan