+Aa-
    Zalo

    Chồng mất tích làm sao để có giấy báo tử?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Không biết còn sống hay đã chết nên để thực hiện thủ tục khai tử, trước hết cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố người cha đã chết.

    (ĐSPL) - Không biết còn sống hay đã chết nên để thực hiện thủ tục khai tử, trước hết cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố người cha đã chết.

    Hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn năm 1993 sau đó vào Tây Nguyên lập nghiệp. Năm 1995, chồng tôi cùng mấy người bạn vượt biên và mất tích cho đến nay. Hiện nay, tôi đang làm các thủ tục đế được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không được vì cán bộ yêu cầu tôi đã có gia đình, nếu muốn để tên tôi phải có giấy báo tử của người chồng. Giờ tôi không biết phải làm như thế nào để có các giấy báo tử này?


    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Vấn đề này chuyên gia tư vấn luật Trần Thị Hậu - Công ty Luật hợp danh FDVN ĐÀ NẴNG đưa ra ý kiến như sau:

    Trong trường hợp này, do chồng chị biệt tích từ năm 1995 đến nay, không biết còn sống hay đã chết nên để thực hiện thủ tục khai tử, trước hết cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố người cha đã chết. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc tuyên bố người chồng đã chết là một trong giấy tờ thay thế Giấy báo tử để thực hiện thủ tục khai tử theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, ngày 15/11/2015 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

    Do đó, chị cần thực hiện theo trình tự 02 thủ tục sau:

    Thủ tục Yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng đã chết

    Việc người chồng biệt tích từ năm 1993 đến nay, không có tin tức xác thực còn sống là một trong các trường hợp mà người vợ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người chồng đã chết theo điểm d Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005 “Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống”. Thời hạn 5 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người chồng; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng (Khoản 1 Điều 78 Bộ luật Dân sự 2005).

    Căn cứ quy định này, chị cần nộp Đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố một người đã chết đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng cư trú cuối cùng để thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng đã chết. Đơn yêu cầu này phải đảm bảo các nội dung theo Khoản 2 Điều 312 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) bao gồm:

    1. Ngày, tháng, năm viết đơn;

    2. Tên Toà án có thẩm quyền giải quyết đơn;

    3. Tên, địa chỉ của người yêu cầu;

    4. Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự đó;

    5. Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có;

    6 .Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu;

    7. Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn. Gửi kèm theo Đơn yêu cầu là chứng cứ chứng minh người chồng đã chết thuộc trường hợp quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 81 Bộ luật Dân sự 2005 như đã thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú mà không có kết quả; tìm kiếm thông qua phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thông; xác nhận của người thân, người làm chứng về việc người chồng đã biệt tích hơn 5 năm…

    Thời hạn chuẩn bị xét Đơn yêu cầu là không quá 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét Đơn. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét Đơn. Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận Đơn yêu cầu. Trong trường hợp chấp nhận thì Tòa án ra Quyết định tuyên bố một người là đã chết và xác định rõ ngày chết, hậu quả pháp lý của việc tuyên bố một người là đã chết.

    Thủ tục Đăng ký khai tử

    Sau khi Quyết định của Tòa án về việc tuyên bố người chồng đã chết có hiệu lực pháp luật, chị đến tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chồng để thực hiện việc đăng ký khai tử. Chị cần nộp 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ theo Điều 34 Luật Hộ tịch 2014 gồm:

    1. Tờ khai theo mẫu quy định;
    2. Quyết định của Tòa án tuyên bố người cha đã chết.

    Ngay sau khi nhận hồ sơ, nếu thấy việc khai tử đúng thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người đi khai tử. Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.

    Như vậy, sau khi thực hiện 02 thủ tục nêu trên, chị sẽ hoàn thành việc đăng ký khai tử cho người cha, làm căn cứ pháp lý để thực hiện các giao dịch hay các hành vi khác sau này.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    HUY LÂM
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chong-mat-tich-lam-sao-de-co-giay-bao-tu-a140533.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan