+Aa-
    Zalo

    Chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2019, doanh nghiệp đối mặt với khó khăn nào?

    • DSPL
    ĐS&PL Tăng lương lương tối thiểu vùng sẽ làm tăng chi phí đầu vào và khi đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

    Theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội, tăng lương lương tối thiểu vùng sẽ làm tăng chi phí đầu vào và khi đó, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng.

    Sau khi Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án mức tiền lương tối thiểu năm 2019 sẽ tăng lên 5,3% so với mức lương tối thiểu năm 2018, nhiều doanh nghiệp cho rằng sẽ làm tăng thêm các chi phí sản xuất và phải có sự điều chỉnh nguồn tài chính ổn định.

    Trao đổi với VOV, ông Phí Ngọc Trịnh - Phó Tổng giám đốc Công ty May Hồ Gươm cho hay, với mức lương tối thiểu vùng năm 2019 tăng bình quân 5,3% so với năm 2018 đã chốt sẽ dẫn đến việc đội các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đẩy lên đáng kể.

    “Doanh nghiệp may sử dụng nhiều lao động. Khi tăng mức lương tối thiểu, doanh nghiệp sẽ phải tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội. Việc tăng lương tối thiểu liên tục như thế này sẽ là gánh nặng của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động” -  ông Trịnh cho biết.

    Chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2019, doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn. Ảnh: Trí thức trẻ

    Còn theo ông Mạc Quốc Anh -  Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội, việc tăng lương phải đi theo năng suất lao động, nhưng vẫn thấp so với các nước trong khu vực ASEAN. Do đó, việc tăng lương thiểu cho người lao động sẽ tác động đến doanh nghiệp. Các chính sách lương tăng một năm một lần cũng sẽ làm các doanh nghiệp không chủ động được việc ký kết các hợp đồng hợp tác với các đối tác.

    Trước đó, ngày 13/8, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã họp bàn phiên thứ 3 về lương tối thiểu 2019. Theo đó, 15 thành viên của hội đồng đã thống nhất với phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2019 mức bình quân tăng 5,3% so với năm 2018.

    Cụ thể, theo phương án này, mức lương tối thiểu năm 2019 với vùng 1 sẽ là 4,18 triệu đồng, tăng 200.000 đồng; vùng 2 là 3,71 triệu đồng, tăng 180.000 đồng; vùng 3 là 3,25 triệu đồng, tăng 160.000 đồng và vùng 4 tăng thêm 160.000 đồng lên mức 2,92 triệu đồng. Như vậy, tính theo các vùng quy định, mỗi lao động được tăng thêm từ 160.000-200.000 đồng/tháng.

    Mặc dù con số này không cao hơn năm 2018 (6,8%), cũng không được như kỳ vọng của người lao động nhưng đây được đánh giá là con số có thể chấp nhận được với giới chủ.

    Vũ Đậu (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chot-tang-luong-toi-thieu-vung-nam-2019-doanh-nghiep-doi-mat-voi-kho-khan-nao-a240120.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan