+Aa-
    Zalo

    Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc được bầu là Tổng Thư ký QH

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Sáng 25/11, với đa số phiếu tán thành, đại biểu Quốc hội đã bầu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội.

    (ĐSPL) - Sáng 25/11, với đa số phiếu tán thành, đại biểu Quốc hội đã bầu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội.

    Tin tức từ VTV, trong sáng 25/11, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia và Tổng Thư ký Quốc hội.

    Theo kết quả kiểm phiếu, đa số các đại biểu Quốc hội đều đồng ý với danh sách 4 Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia và các thành viên Hội đồng bầu cử Quốc gia do Quốc hội đề xuất ngày 24/11.

    Với đa số phiếu tán thành, đại biểu Quốc hội đã bầu Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội.

    Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giữ chức Tổng Thư ký Quốc hội. (Ảnh: Tiền Phong)

    Bên cạnh đó, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vào Chủ nhật, ngày 22/5/2016 và Nghị quyết về việc thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia.

    Bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 25/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, người vừa được bầu Tổng Thư ký Quốc hội trao đổi với báo Tiền Phong: Việc bầu Tổng Thư ký Quốc hội để chuẩn bị cho Luật Tổ chức Quốc hội có hiệu lực vào đầu năm 2016. Theo quy định trong luật này, Quốc hội phải bầu Tổng Thư ký để thực hiện những nhiệm vụ theo quy định. Theo Nghị quyết quy định, chức danh Tổng Thư ký sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016.

    Cũng theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, về trách nhiệm của Tổng Thư ký, luật đã quy định rất rõ là chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng các chương trình làm việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó Tổng Thư ký cũng có nhiệm vu tổ chức những thông tin liên quan đến báo chí, thông tin, tuyên truyền của phiên họp Thường vụ Quốc hội. Ngoài ra Tổng Thư ký còn có vai trò là người chủ trì họp báo, phát ngôn của Quốc hội. Tổng Thư ký cũng có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động chất vấn.

    Chức danh Tổng Thư ký là thực hiện theo Luật Tổ chức Quốc hội. Ngoài ra, việc này còn thực hiện theo yêu cầu hòa nhập về kinh tế - xã hội và hòa nhập với Nghị viện các nước. Hiện cả thế giới chỉ còn Việt Nam và Lào có chức danh Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các nước đều là chức danh Tổng Thư ký. Tuy nhiên, nhiệm vụ Tổng Thư ký mỗi nước khác nhau, nhưng cơ bản là giúp việc cho Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội cho biết thêm.

    Bầu ủy viên hội đồng bầu cử Quốc gia

    Cũng trong sáng nay, VietNamNet đưa tin, các ĐBQH đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch HĐ bầu cử quốc gia về danh sách các Phó Chủ tịch và các ủy viên HĐ bầu cử quốc gia.

    Trong sáng 25/11, Quốc hội đã bỏ phiếu bầu các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia và Tổng Thư ký Quốc hội. (Ảnh: VTV)

    Theo đó, 4 Phó Chủ tịch gồm: Phó Chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch UB TƯ MTQTVN Nguyễn Thiện Nhân.

    16 ủy viên gồm Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Đảng Tô Huy Rứa,

    Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Đảng Ngô Văn Dụ, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng Ban công tác ĐB thuộc UB Thường vụ QH Nguyễn Thị Nương.

    Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Chủ tịch Hội LH Phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa. Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân là 1 trong 4 Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia

    Chủ tịch Tổng LĐ Lao động VN Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Hội Nông dân VN Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN Nguyễn Văn Được, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn TNCS HCM Nguyễn Đắc Vinh.

    HĐ bầu cử quốc gia sẽ làm việc tại Nhà QH, có con dấu và bộ máy giúp việc.

    Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Hội đồng sẽ làm hết sức mình, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, để cuộc bầu cử diễn ra ngày 22/5/2016 đúng Hiến pháp và pháp luật.

    Đức An(Tổng hợp)

    Xem thêm video tin tức:

    [mecloud]UaV39UWASh[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-nhiem-vpqh-nguyen-hanh-phuc-duoc-bau-la-tong-thu-ky-qh-a121332.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.