+Aa-
    Zalo

    Chủ quyền Biển Đông: Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL)- Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn bản ngoại giao, có giá trị pháp lý về vấn đề nêu trong công thư, không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
    (ĐSPL) - Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn bản ngoại giao, có giá trị pháp lý về vấn đề nêu trong công thư, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.
    Chiều 23/5, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo quốc tế để cung cấp thông tin cho báo chí trong nước và quốc tế về tình hình biển Đông.
     
    Chủ quyền Biển Đông: Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa
    Đây là lần thứ ba Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế kể từ khi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép.
    Cuộc họp báo được tổ chức vào lúc 16h tại Nhà khách Chính phủ, 12 Ngô Quyền, Hà Nội.
    Đây là lần thứ ba Việt Nam tổ chức họp báo quốc tế, kể từ khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
    Tham dự buổi họp báo có ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao; ông Đỗ Văn Hậu - Tổng Giám đóc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia; ông Ngô Ngọc Thu - Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Hà - Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao; ông Trần Duy Hải - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết, kể từ sau buổi họp báo quốc tế ngày 7/5, Việt Nam luôn thiện chí giải quyết bằng các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, Trung Quốc liên tục có những hành động gia tăng căng thẳng, vu cáo Việt Nam.

    Chủ quyền Biển Đông: Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

    Việt Nam luôn có đủ bằng chứng để chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam luôn mong muốn hòa bình và đang cố gắng mọi nỗ lực để gìn giữ hòa bình trên biển Đông.

    Buổi họp báo hôm nay, Việt Nam muốn công bố những bằng chứng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

    Mở đầu buổi họp báo, ông Trần Duy Hải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia bác bỏ những luận điệu sai trái của Trung Quốc về vấn đề chủ quyền trên vùng biển mà họ đang cho hạ đặt giàn khoan trái phép. Theo ông Hải, Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn hàng hải, tuy nhiên, thiện chí của Việt Nam không được đáp ứng, trái lại, Trung Quốc liên tục đưa ra những cáo buộc không có căn cứ và có những hành động khiêu khích, gây hấn với các tàu chấp pháp của Việt Nam.

    Chủ quyền Biển Đông: Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa
    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Trần Duy Hải.
    Ông Hải cho rằng, quan niệm của Trung Quốc thực chất là biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp, nhằm thực hiện yêu sách đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra. Việt Nam sẽ kiên quyết bác bỏ những luận điệu sai trái trên, kiên quyết bảo vệ chủ quyền của đất nước.

    Sau khi bác bỏ, ông Hải đã công chiếu đoạn băng hình song ngữ Anh - Việt về những hình ảnh chụp lại các chứng cứ, bằng chứng về chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa.

    Ông Hải nói tiếp, năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi phi pháp. Bị vong lục 1988 của Trung Quốc, văn bản chính thức của Trung Quốc khẳng định nguyên tắc: Xâm lược không sinh ra chủ quyền, trên thế giới không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc với Hoàng Sa.

    Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập lãnh thổ chủ quyền, không đề cập hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, chỉ ghi nhận tán thành Trung Quốc mở rộng lãnh hải 12 hải lý. 

    Sau phần tóm tắt tư liệu lịch sử, ông Hải giới thiệu với báo chí video 4 thứ tiếng giới thiệu các bằng chứng lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

    Gần đây Trung Quốc nói Hoàng Sa là của Trung Quốc, không có tranh chấp là đi ngược lại tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình từng thừa nhận hai bên có tranh chấp và cần bàn bạc để giải quyết. Trung Quốc không nên nói và làm ngược theo ý lãnh đạo cấp cao của họ. Trung Quốc nêu ra nhưng không có cơ sở pháp lý nào chứng minh luận điệu của họ.

    Thông tin về hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu – Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí cho biết, tất cả các hoạt động khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đều được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với các công ước quốc tế và được quốc tế công nhận.
    -Phía Trung Quốc nói Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi công thư cho Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa (tức Hoàng Sa), và Nam Sa (tức Trường Sa), điều này có đúng không? Công thư có phải là một tuyên bố có giá trị pháp lý không? Nếu không thì công thư này mang ý nghĩa gì?
    Ông Trần Duy Hải: Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là một văn bản ngoại giao, có giá trị pháp lý về vấn đề nêu trong công thư, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố, công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Do đó, công thư đương nhiên không có giá trị pháp lý đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Giá trị của công thư phải đặt vào bối cảnh cụ thể. Khi có công thư gửi cho Trung Quốc, lúc bấy giờ Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa... Bạn không thể cho người khác cái mà bạn chưa có được. Công thư không có giá trị công nhận chủ quyền đối với Tây Sa, Nam Sa theo cách gọi của Trung Quốc.
    -Vừa qua, mạng xã hội và các trang tin có rất nhiều hình ảnh quân đội Trung Quốc đưa quân và tập trung ở vùng biên giới, phía Việt Nam có nhận được thông tin này hay không?
    -Các hoạt động giao thương, giao lưu phía biên giới vẫn diễn ra bình thường. Chúng tôi chưa nhận được thông tin nào về việc này.
    Trong cuộc gặp giao thương giữa hai nước vừa rồi cũng đã thống nhất không sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.
    -Vừa qua Trung Quốc nói Việt Nam đưa tàu quân sự ra, trong khi đó Trung Quốc chỉ đưa tàu chấp pháp? Điều này có đúng hay không?
    Chủ quyền Biển Đông: Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa
    Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Ngô Ngọc Thu.
    Ông Ngô Ngọc Thu: Vừa qua, Trung Quốc đã đưa rất nhiều tàu chiến, tàu quân sự, tàu dịch vụ ra nhằm mục đích bảo vệ cho khu vực giàn khoan trái phép. Các loại tàu như tàu vận tải đổ bộ, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu tuần tiễu săn ngầm, tàu khu trục tên lửa hoạt động trái phép đều được lực lượng của chúng ta ghi lại số hiệu.
    Về phía Việt Nam, chúng ta đưa ra 1 số lượng tàu hạn chế, làm nhiệm vụ hợp pháp chứ không hề có tàu quân sự. Điều này các PV trong nước và quốc tế đều được chứng kiến.
    -Gần đây báo Nước Nga ngày nay có bình luận về quan hệ Nga – Trung, trong đó có rất nhiều quan điểm không khách quan, không có lợi cho Việt Nam, ông bình luận thế nào? Trên mạng có thông tin Trung Quốc đưa công nhân về nước, lợi dụng việc đó để bóp méo tình hình an ninh trật tự của Việt Nam. Điều này có đúng hay không?
    -Đây là một bài báo thể hiện ý kiến cá nhân hết sức phiến diện và cá nhân. Chúng tôi đã làm việc với phía Nga và họ khẳng định, đây chỉ là ý kiến cá nhân của PV viết bài báo này.
    Về việc Trung Quốc rút công nhân về nước, cho đến nay, chúng tôi khẳng định, tình hình đã ổn định, các doanh nghiệp đã ổn định kinh doanh. Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ đảm bảo không tái diễn những sự cố đáng tiếc như ở Bình Dương, Hà Tĩnh vừa qua. Các doanh nghiệp nước ngoài cũng đánh giá cao xử lý của Chính phủ Việt Nam, họ cũng hoàn toàn tin tưởng vào việc Chính phủ Việt Nam sẽ bảo đảm lợi ích cho họ.
    -Cho đến nay, giàn khoan của Trung Quốc đã hoạt động được 3 tuần, Việt Nam có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc sắp tiến hành hoạt động khoan thăm dò ở vùng biển đó hay chưa?
    Chủ quyền Biển Đông: Công thư 1958 không đề cập Hoàng Sa
    Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Đỗ Văn Hậu.
    Ông Đỗ Văn Hậu:Nếu theo quy trình của việc định vị và các công tác chuẩn bị thì thời gian đã đủ để tiến hành khoan, tuy nhiên phía Việt Nam không tiếp cận được vào gần giàn khoan nên chưa thể xác định Trung Quốc đã khoan hay chưa.
    -Theo quan điểm của Việt Nam, các đảo ở Hoàng Sa là vùng tranh chấp hay không tranh chấp? Nó khác nhau ở cái gì?
    Ông Trần Duy Hải: Tôi đã khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng cho thấy Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên, với thiện chí hòa bình, chúng ta sẵn sàng trao đổi với Trung Quốc về vấn đề này. Việc Trung Quốc khẳng định họ có chủ quyền đối với Hoàng Sa là hoàn toàn sai, đối nghịch lại lời phát biểu trước đó của lãnh đạo Trung Quốc.
    -Mới đây, Trung Quốc tuyên bố cho dừng một số thỏa thuận với Việt Nam, hoạt động này là gì? Có ảnh hưởng đến kinh tế của Việt Nam hay không?
    Ông Trần Duy Hải: Cho đến nay, mọi hoạt động giao lưu giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn tiến hành bình thường. Có thể Trung Quốc muốn nói về việc đưa các lao động phổ thông ở Việt Nam về nước.
    -Ông có thể bình luận về việc Trung Quốc cáo buộc liên tiếp gây hấn? Cho đến thời điểm hiện tại, ASEAN mới ra 1 tuyên bố chung, sắp tới Việt Nam sẽ làm gì để có được sự ủng hộ của ASEAN trong việc công nhận chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa?
    Ông Ngô Ngọc Thu: Trung Quốc cáo buộc lực lượng Việt Nam cho tiến hành đâm va các tàu của Trung Quốc, đây là một thông tin hết sức sai lệch, chúng tôi ra sức bác bỏ thông tin này.
    Thời kì cao điểm, Trung Quốc huy động 137 tàu quanh khu vực giàn khoan và các tốp máy bay, sử dụng vòi rồng công suất lớn, sử dụng âm thanh với công suất lớn gây khó chịu và ảnh hưởng đến các tàu của Việt Nam. Đặc biệt, Trung Quốc liên tiếp đâm va, gây hấn với các tàu của Việt Nam đang làm nhiệm vụ chấp pháp. Việt Nam không sử dụng vũ lực mà chỉ sự dụng biểu ngữ và các loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc cho rút giàn khoan khỏi vùng biển Việt Nam.
    Thực tế, tàu của Việt Nam liên tiếp bị tàu Trung Quốc đâm va và gây hư hỏng. Hình ảnh chúng tôi cung cấp cho báo chí cho thấy Trung Quốc đã liên tiếp chủ động tấn công tàu Việt Nam.
    Ông Lê Hải Bình: Các vị lãnh đạo cấp cao ASEAN đã đề cập đến vấn đề Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép, đặc biệt ASEAN còn ra tuyên bố chung… Đây chính là điểm nhấn. Ngoài ra, các nước ASEAN khác cũng ra tuyên bố riêng về việc này, yêu cầu các nước liên quan không sử dụng vũ lực giải quyết vấn đề này.
    Dư luận thế giới đang ủng hộ Việt Nam dùng hòa bình trong việc giải quyết vấn đề này. Trong các cuộc gặp song phương và đa phương tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục đề cập đến vấn đề này.
    -Vừa qua có thông tin Trung Quốc bắt công dân Việt Nam kí vào bản đồ công nhận Trường Sa và Hoàng Sa của Trung Quốc mới cho nhập cảnh, Việt Nam dã biết vấn đề này hay chưa? Việt Nam có hướng giải quyết gì cho công dân của mình?
    Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi chưa nhận được thông tin như phóng viên đã đưa, tuy nhiên chúng tôi sẽ yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra lại thông tin này.
    -Hiện nay chúng ta đang kiên trì các biện pháp hòa bình, nhưng nếu sắp tới Trung Quốc không có biện pháp tích cực thì Việt Nam có biện pháp mạnh mẽ nào hay không?
    Ông Trần Duy Hải: Như Thủ tướng của chúng ta đã nói, chúng ta không muốn chiến tranh, chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình, tuy nhiên, nếu cần thiết, chúng ta sẽ dùng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
    -Khi nào Việt Nam sẽ sử dụng các biện pháp pháp lý?
    Bà Nguyễn Thị Thanh Hà: Quyết định là thuộc về Chính phủ. Chính phủ sẽ phải dựa trên kiến nghị của tất cả các cơ quan chức năng và như vậy chúng ta sẽ phải chờ đợi quyết định của Chính phủ.
    -Việt Nam cho biết đã có 20 cuộc tiếp xúc với Trung Quốc nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục gây căng thẳng. Thủ tướng Việt Nam khẳng định không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông. Đây có là thời điểm để Việt Nam hết kiên nhẫn chưa?
    Ông Trần Duy Hải: Xin khẳng định việc chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được. Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-quyen-bien-dong-cong-thu-1958-khong-de-cap-hoang-sa-a34055.html
    Họp báo Bộ Ngoại giao: Không để tái diễn các vụ việc phức tạp

    Họp báo Bộ Ngoại giao: Không để tái diễn các vụ việc phức tạp

    (ĐSPL) –Chiều nay (17/5), Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo quốc tế về các vụ việc liên quan tới trật tự, trị an tại một số địa phương vừa qua. Chủ trì buổi họp là ông Lê Hải Bình – Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Họp báo Bộ Ngoại giao: Không để tái diễn các vụ việc phức tạp

    Họp báo Bộ Ngoại giao: Không để tái diễn các vụ việc phức tạp

    (ĐSPL) –Chiều nay (17/5), Bộ Ngoại giao tổ chức buổi họp báo quốc tế về các vụ việc liên quan tới trật tự, trị an tại một số địa phương vừa qua. Chủ trì buổi họp là ông Lê Hải Bình – Quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao.