+Aa-
    Zalo

    Chủ tịch QH: "Làm ăn với TQ, nếu thua thì hai bên cùng thua"

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - "Chúng ta hợp tác, làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc. Nếu thua thì hai bên cùng thua", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chốt lại phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng 11/6.

    (ĐSPL) - "Chúng ta hợp tác, làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc. Nếu thua thì hai bên cùng thua", Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng chốt lại phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng 11/6.

    Sáng nay (11/6), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có thêm một giờ để tiếp tục trả lời chất vấn.

    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) chất vấn Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng câu hỏi mà nhiều cử tri gửi gắm tới ông về mức độ phụ thuộc và lệ thuộc nếu có của kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc.

    Ngoài ra, ông Nghĩa cũng đề nghị Bộ trưởng thông tin cụ thể về các khoản nợ công của chúng ta đối với Trung Quốc là bao nhiêu: khoản nợ của nguồn vốn ODA và hiệu quả của các dự án này, tình hình các doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm, chi phối nền kinh tế, thị trường Việt Nam qua việc thâu tóm các công ty... Cùng với đó là các giải pháp của Chính phủ nói chung và Bộ Tài chính nói riêng nhằm khắc phụ tình trạng nguy cơ phụ thuộc Trung Quốc.

    Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định: mức độ vay Trung Quốc không nhiều.

    Chủ tịch QH:
    Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định mức độ vay Trung Quốc không nhiều.

    “Thứ nhất là về chứng khoán thì đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam chỉ có 0,33\%, so với quy mô thị trường chúng ta thì mức đầu tư của Trung Quốc là không lớn.

    Còn về đầu tư dài hạn thì có nhà đầu tư đầu tư vào Công ty cà phê Đồng Nai, các nhà đầu tư nhỏ thì không đáng kể. Tuy nhiên, đây là việc đầu tư dài hạn, không lo ảnh hưởng lớn".

    "Về tổng số nợ vay của Trung Quốc, đại biểu hỏi vào những con số cụ thể, cũng ít nhiều có tính nhạy cảm. Bộ tài chính cũng đã có chuẩn bị đầy đủ nhưng xin phép Quốc hội không báo cáo ở đây. Bộ Tài chính xin trao đổi riêng với đại biểu Nghĩa", ông Dũng nói.

    Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thêm: "Kết luận của Bộ trưởng là chúng ta hợp tác, làm ăn theo pháp luật với Trung Quốc. Nếu thua thì hai bên cùng thua. Còn vay mượn của ta với Trung Quốc không lớn nên chưa đến mức độ phụ thuộc gì lớn. Vay mượn của chúng ta đối với Trung Quốc cũng không nhiều".

    Trước đó các đại biểu cũng đề nghị Bộ trưởng làm rõ nguyên nhân tại sao chi sai, vượt dự toán định mức, kỷ luật tài chính vẫn lỏng lẻo và giải pháp khắc phục. Bộ trưởng Dũng cho biết, thời gian tới giải pháp đầu tiên là “thắt chặt chi tiêu, dành tiền trả nợ”, mọi Bộ ngành đơn vị phải thực hiện. Ông Dũng đề xuất Quốc hội đưa nội dung này vào Nghị quyết của kỳ họp. Bên cạnh đó là tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên.

    Từ 8h50 đến 9h, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    Phát biểu kết luận phần chất vấn Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: "Nợ công đang ở giới hạn pháp luật cho phép nhưng đã đe dọa an ninh tài chính vi mô".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/chu-tich-qh-lam-an-voi-tq-neu-thua-thi-hai-ben-cung-thua-a36449.html
    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    (ĐSPL) - Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia có uy tín, nợ công của Việt Nam dù chưa rõ ràng nhưng đang tăng lên và ít nhiều ảnh hưởng tới “sức khỏe” của nền kinh tế.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    Nợ công tăng: Không xấu nhưng rủi ro cao

    (ĐSPL) - Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia có uy tín, nợ công của Việt Nam dù chưa rõ ràng nhưng đang tăng lên và ít nhiều ảnh hưởng tới “sức khỏe” của nền kinh tế.